Oanh tạc cơ Mỹ mạnh đến đâu mà dám đối đầu tàu chiến Nga?

Lầu Năm Góc mới đây đã lên kế hoạch, sẽ sử dụng các oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer 'già cỗi' để chống lại tàu chiến Nga ở biển Baltic.

Cho tới nay, Mỹ vẫn chưa chế tạo ra một máy bay ném bom chiến lược đời mới nào để thay thế B-1 của quốc gia này. Song, nước này đã bắt đầu đào tạo các phi hành đoàn cho các B-1B này để làm nhiệm vụ mới, chống lại tàu chiến Nga.

Cho tới nay, Mỹ vẫn chưa chế tạo ra một máy bay ném bom chiến lược đời mới nào để thay thế B-1 của quốc gia này. Song, nước này đã bắt đầu đào tạo các phi hành đoàn cho các B-1B này để làm nhiệm vụ mới, chống lại tàu chiến Nga.

Không quân Mỹ đã lên kế hoạch nghỉ hưu chiếc oanh tạc cơ 40 tuổi B-1 này từ lâu. Nhưng sẽ có nhiều vấn đề, là hiện nay chưa có sự xuất hiện của các oanh tạc cơ thế hệ mới, đồng nghĩa là đang cắt đi khả năng hạt nhân trên không của quốc gia này.

Không quân Mỹ đã lên kế hoạch nghỉ hưu chiếc oanh tạc cơ 40 tuổi B-1 này từ lâu. Nhưng sẽ có nhiều vấn đề, là hiện nay chưa có sự xuất hiện của các oanh tạc cơ thế hệ mới, đồng nghĩa là đang cắt đi khả năng hạt nhân trên không của quốc gia này.

Có lẽ vì vậy, bây giờ đây, Mỹ đang thiết lập hệ thống mới cho B-1 để đảm nhận nhiệm vụ chống lại tàu chiến Nga tại biển Đen. Trong lúc chờ đợi quãng thời gian dài sắp tới để B-21 có thể thay thế hoàn toàn các B-1 “già cỗi”.

Có lẽ vì vậy, bây giờ đây, Mỹ đang thiết lập hệ thống mới cho B-1 để đảm nhận nhiệm vụ chống lại tàu chiến Nga tại biển Đen. Trong lúc chờ đợi quãng thời gian dài sắp tới để B-21 có thể thay thế hoàn toàn các B-1 “già cỗi”.

Một số máy bay ném bom B-1 đã xuất kích từ Không đoàn oanh kích số 7 của Không quân Mỹ, các oanh tạc cơ chiến lược này đã thực hiện 12 giờ bay từ căn cứ Không quân Hoàng gia ở Fairford vào ngày 19/10. Các oạnh tạc cơ đến biển Bắc và sau đó xuất hiện tại biển Đen.

Một số máy bay ném bom B-1 đã xuất kích từ Không đoàn oanh kích số 7 của Không quân Mỹ, các oanh tạc cơ chiến lược này đã thực hiện 12 giờ bay từ căn cứ Không quân Hoàng gia ở Fairford vào ngày 19/10. Các oạnh tạc cơ đến biển Bắc và sau đó xuất hiện tại biển Đen.

Thậm chí có những thông tin tuyên bố rằng, chỉ cần một cặp oanh tạc cơ B-1 này cũng đủ để san bằng Hạm đội Baltic của Nga.

Thậm chí có những thông tin tuyên bố rằng, chỉ cần một cặp oanh tạc cơ B-1 này cũng đủ để san bằng Hạm đội Baltic của Nga.

Nhưng có lẽ, điều này chưa hoàn toàn khả thi, vì hiện nay ai cũng biết với khả năng phòng không cùng các hệ thống phòng không tối tân được trang bị cho Hải quân Nga.

Nhưng có lẽ, điều này chưa hoàn toàn khả thi, vì hiện nay ai cũng biết với khả năng phòng không cùng các hệ thống phòng không tối tân được trang bị cho Hải quân Nga.

Các hệ thống phòng không được cho là sẽ gây khó dễ lớn cho các oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ có thể kể đến bao gồm các hệ thống như S-400, S-350 hay S-500. Có thể cho rằng, các tuyên bố kia là khá “ngông cuồng”.

Các hệ thống phòng không được cho là sẽ gây khó dễ lớn cho các oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ có thể kể đến bao gồm các hệ thống như S-400, S-350 hay S-500. Có thể cho rằng, các tuyên bố kia là khá “ngông cuồng”.

Nhưng dù sao xét về B-1, vẫn phải công nhận đây là một oanh tạc cơ mạnh mẽ của Không quân Mỹ. Máy bay này còn được coi như một siêu oanh tạc cơ của Mỹ.

Nhưng dù sao xét về B-1, vẫn phải công nhận đây là một oanh tạc cơ mạnh mẽ của Không quân Mỹ. Máy bay này còn được coi như một siêu oanh tạc cơ của Mỹ.

Về B-1B, đây là một mẫu máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng khổng lồ dạng cánh cụp cánh xòe của Mỹ, được phát triển bởi Rockwell International.

Về B-1B, đây là một mẫu máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng khổng lồ dạng cánh cụp cánh xòe của Mỹ, được phát triển bởi Rockwell International.

Máy bay ném bom khổng lồ này sở hữu chiều dài thân là 44.5m, sải cánh của nó khi xòe đạt tới 41.8m và cụp vào là 24m, đi kèm với đó là chiều cao 10.4m. Oanh tạc cơ này có thể mang theo tới 25 tấn tải trọng khi cất cánh.

Máy bay ném bom khổng lồ này sở hữu chiều dài thân là 44.5m, sải cánh của nó khi xòe đạt tới 41.8m và cụp vào là 24m, đi kèm với đó là chiều cao 10.4m. Oanh tạc cơ này có thể mang theo tới 25 tấn tải trọng khi cất cánh.

Dù đi kèm tải trọng lớn, nhưng với việc được trang bị tới 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt General Electric F101-GE-102, tốc độ của oanh tạc cơ B-1 vẫn đạt tới Mach 1.25 và tầm bay đạt 8.000km.

Dù đi kèm tải trọng lớn, nhưng với việc được trang bị tới 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt General Electric F101-GE-102, tốc độ của oanh tạc cơ B-1 vẫn đạt tới Mach 1.25 và tầm bay đạt 8.000km.

Theo đó, oanh tạc cơ này có thể được trang bị vũ trang tương đối khủng, có thể bao gồm 24 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) – loại tên lửa mang khả năng tàng hình, được thiết kế để phóng với phạm vi là 480km.

Theo đó, oanh tạc cơ này có thể được trang bị vũ trang tương đối khủng, có thể bao gồm 24 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) – loại tên lửa mang khả năng tàng hình, được thiết kế để phóng với phạm vi là 480km.

Nhưng mặc dù được trang bị khả năng tàng hình, nhưng cũng chưa có gì đảm bảo rằng, các tên lửa Mỹ có thể xuyên qua lá chắn phòng thủ và chạm đến các tàu chiến trong Hạm đội Baltic của Nga.

Nhưng mặc dù được trang bị khả năng tàng hình, nhưng cũng chưa có gì đảm bảo rằng, các tên lửa Mỹ có thể xuyên qua lá chắn phòng thủ và chạm đến các tàu chiến trong Hạm đội Baltic của Nga.

Ví dụ, tên lửa AGM-158C xuất hiện trên B-1, tên lửa này chỉ nằm ngoài phạm vi hoạt động của S-400 Nga một chút, nhưng hoàn toàn nằm gọn trong phạm vi của S-500.

Ví dụ, tên lửa AGM-158C xuất hiện trên B-1, tên lửa này chỉ nằm ngoài phạm vi hoạt động của S-400 Nga một chút, nhưng hoàn toàn nằm gọn trong phạm vi của S-500.

Và nếu được triển khai trên bờ biển, các tổ hợp S-500 của Nga hoàn toàn có khả năng diệt gọn oanh tạc cơ B-1 của Mỹ, ngay cả trước khi máy bay ném bom này phóng tên lửa đi.

Và nếu được triển khai trên bờ biển, các tổ hợp S-500 của Nga hoàn toàn có khả năng diệt gọn oanh tạc cơ B-1 của Mỹ, ngay cả trước khi máy bay ném bom này phóng tên lửa đi.

Ngoài ra, các tàu chiến của Nga hầu hết đều được trang bị các thiết bị gây nhiễu cũng như vũ trang mạnh mẽ, tạo sự khó khăn cho đối thủ và gia tăng khả năng đánh chặn.

Ngoài ra, các tàu chiến của Nga hầu hết đều được trang bị các thiết bị gây nhiễu cũng như vũ trang mạnh mẽ, tạo sự khó khăn cho đối thủ và gia tăng khả năng đánh chặn.

Có thể nói, chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu, nhưng cả oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer của Mỹ, và sức mạnh phòng không của hải quân Nga, đều đủ để khiến mọi đối thủ phải dè chừng. Nguồn ảnh: QQ.

Có thể nói, chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu, nhưng cả oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer của Mỹ, và sức mạnh phòng không của hải quân Nga, đều đủ để khiến mọi đối thủ phải dè chừng. Nguồn ảnh: QQ.

Choáng với khả năng thả bom rải thảm của máy bay ném bom B-1B Lancer. Nguồn: USAF.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/oanh-tac-co-my-manh-den-dau-ma-dam-doi-dau-tau-chien-nga-1615724.html