Ông đồ đeo khẩu trang, cho chữ qua tấm chắn ngày đầu năm mới

Do tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên hoạt động xin chữ-cho chữ đầu năm xuân Tân Sửu ảnh hưởng không nhỏ, ông đồ hoạt động khi đeo khẩu trang và cho chữ qua tấm chắn để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong cộng đồng đã ảnh hướng lớn đến hoạt động xin chữ - cho chữ những ngày đầu năm. Số lượng ông đồ giảm đáng kể lác đác chỉ vài người khác với hơn trăm người như mọi năm, không còn cảnh ông đồ ngồi vỉa hè, xung quanh khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Trong những ngày đầu xuân, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Đống Đa) vẫn mở cửa đón khách nhưng sẽ dừng tất cả các hoạt động của Hội chữ Xuân Tân Sửu 2021: viết chữ, cho chữ Thư pháp, các hoạt động văn hóa nghệ thuật,… ở di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Tại Hồ Văn-Văn Miếu, việc xin chữ đầu năm được diễn ra từ ngày 5/2 nhưng không tổ chức khai mạc, ông đồ ở đây cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang, thậm chí bàn có tấm kính chắn để đảm bảo an toàn khi thực hiện việc cho chữ trong dịp Tết này.

Ghi nhận của PV trong những ngày đầu năm mới, khá đông người dân đến du xuân chơi Tết tại khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hồ Văn. Để vào khu vực trên, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay bằng xà phòng và nước diệt khuẩn bên ngoài cổng, nhà vệ sinh để phòng dịch COVID-19.

Khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hồ Văn (quận Đống Đa, Hà Nội) đón một lượng khách lớn đến du xuân, xin chữ-cho chữ trong ngày đầu năm mới 2021.

Khu vực Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hồ Văn (quận Đống Đa, Hà Nội) đón một lượng khách lớn đến du xuân, xin chữ-cho chữ trong ngày đầu năm mới 2021.

Người dân rửa tay sát khuẩn tại cổng vào.

Người dân rửa tay sát khuẩn tại cổng vào.

Khi đến khu vực công cộng, bắt buộc phải đeo khẩu trang hoàn toàn kể cả trẻ nhỏ.

Khi đến khu vực công cộng, bắt buộc phải đeo khẩu trang hoàn toàn kể cả trẻ nhỏ.

Việc xin chữ đầu năm đã trở thành nét văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Thủ đô.

Việc xin chữ đầu năm đã trở thành nét văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Thủ đô.

Lượng ông đồ bố trí ở Hồ Văn không nhiều, chưa đến chục người khác hẳn mọi năm.

Lượng ông đồ bố trí ở Hồ Văn không nhiều, chưa đến chục người khác hẳn mọi năm.

Mặc dù đã bước sang đầu năm mới nhưng những gian ở đây lại vắng bóng ông đồ.

Mặc dù đã bước sang đầu năm mới nhưng những gian ở đây lại vắng bóng ông đồ.

Kính chắn giọt bắn được đặt trên bàn cho chữ để phòng COVID-19.

Kính chắn giọt bắn được đặt trên bàn cho chữ để phòng COVID-19.

 Ông đồ và sĩ tử đeo khẩu trang, đứng giãn cách khi cho chữ, xin chữ.

Ông đồ và sĩ tử đeo khẩu trang, đứng giãn cách khi cho chữ, xin chữ.

Vì lượng ông đồ ít nên người dân phải xếp hàng chờ đợi, ghế chờ được xếp sẵn giữ khoảng cách tối thiểu 1m.

Vì lượng ông đồ ít nên người dân phải xếp hàng chờ đợi, ghế chờ được xếp sẵn giữ khoảng cách tối thiểu 1m.

 Để xin được chữ ở đây, từ lúc xếp hàng mất gần 1 giờ.

Để xin được chữ ở đây, từ lúc xếp hàng mất gần 1 giờ.

Mặc cho phải đợi lâu, những ai cũng kiên nhẫn để tự tay mình xin chữ.

Mặc cho phải đợi lâu, những ai cũng kiên nhẫn để tự tay mình xin chữ.

Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ rất lâu đời, việc xin chữ - cho chữ thể hiện việc coi trọng tri thức đồng thời là dịp thể hiện những mong muốn cho một năm mới.

Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ rất lâu đời, việc xin chữ - cho chữ thể hiện việc coi trọng tri thức đồng thời là dịp thể hiện những mong muốn cho một năm mới.

Sau khi viết, chữ được sấy ngay sau đó.

Sau khi viết, chữ được sấy ngay sau đó.

Nhiều sĩ tử đến đây để xin chữ "Đỗ Đạt";"Đăng Khoa" mong muốn đạt thành tích cao trong các kỳ thi quan trọng trong năm Tân Sửu 2021.

Nhiều sĩ tử đến đây để xin chữ "Đỗ Đạt";"Đăng Khoa" mong muốn đạt thành tích cao trong các kỳ thi quan trọng trong năm Tân Sửu 2021.

Duy Phạm

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/ban-doc/ong-do-deo-khau-trang-cho-chu-qua-tam-chan-ngay-dau-nam-moi-1792990.tpo