Ông Trạng nào có hậu duệ vẫn còn sinh sống ở Hàn Quốc?

Trong 49 vị trạng nguyên của Việt Nam, có bao nhiêu người được xưng tặng là 'Lưỡng quốc Trạng nguyên'. Ông Trạng nào có hậu duệ vẫn còn sinh sống ở Hàn Quốc?

1. Nước ta từng có tất cả bao nhiêu vị Lưỡng quốc trạng nguyên?

icon

2

icon

3

icon

4

Câu trả lời đúng là đáp án là C: “Lưỡng quốc trạng nguyên” là danh hiệu cao quý dùng để chỉ những người vừa được phong làm trạng nguyên ở nước ta lẫn Trung Quốc. Theo các tài liệu lịch sử để lại, nước ta có 4 người từng được phong làm “lưỡng quốc trạng nguyên” gồm: Mạc Đĩnh Chi đời nhà Trần, Nguyễn Trực, Nguyễn Đăng Đạo và Nguyễn Nghiêu Tư đều sống dưới thời Hậu Lê.

2. Trong số những vị lưỡng quốc trạng nguyên, ai có biệt danh là “trạng lợn”?

icon

Nguyễn Nghiêu Tư

icon

Mạc Đĩnh Chi

icon

Nguyễn Trực

Câu trả lời đúng là đáp án là A: Đáp án chính xác là Nguyễn Nghiêu Tư. “Trạng lợn” là biệt danh người đời dùng để chỉ trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư. Ông vốn xuất thân trong gia đình có cha làm nghề mổ lợn ở Bắc Ninh, hồi nhỏ lại có tên là Trư (lợn) nên dân gian vẫn quen gọi ông là Trạng lợn. Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng năm 1448 dưới thời vua Lê Nhân Tông khi đã 65 tuổi, làm quan đến chức Thượng thư. Nhờ trí tuệ và ứng đối hơn người, ông nhiều lần được cử đi sứ nhà Minh. Sau những màn đối đáp xuất sắc, ông được vua Minh phong làm lưỡng quốc trạng nguyên.

3. Vị lưỡng quốc trạng nguyên nào có hậu duệ là một vị vua nổi tiếng của sử Việt?

icon

Nguyễn Trực

icon

Mạc Đĩnh Chi

icon

Nguyễn Đăng Đạo

Câu trả lời đúng là đáp án là B: Mạc Đĩnh Chi là trạng nguyên nổi tiếng triều Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Chí Linh, Hải Dương, mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải đi đốn củi bán lấy tiền đi học. Mạc Đĩnh Chi lại là người cực kỳ thông minh, học giỏi. Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, ông thi đỗ trạng nguyên. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang nhà Nguyên, tại Trung Quốc ông tiếp tục chứng tỏ được tài năng xuất chúng, buộc vua Nguyên hết sức thán phục, phong ông làm Trạng nguyên Bắc triều. Mạc Đĩnh Chi là hậu duệ của Mạc Hiển Tích – người đỗ đầu trong một kỳ thi thời Lý. Vua Mạc Đăng Dung – Thái tổ của triều Mạc chính là hậu duệ của ông.

4. Vị lưỡng quốc trạng nguyên đầu tiên được khắc tên trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

icon

Nguyễn Nghiêu Tư

icon

Nguyễn Đăng Đạo

icon

Nguyễn Trực

Câu trả lời đúng là đáp án là C: Trạng nguyên Nguyễn Trực (1417-1474) quê ở Hà Nội ngày nay, đỗ đầu trong kỳ thi năm 1442 dưới thời vua Lê Thái Tông đã vinh dự trở thành vị trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà được khắc tên lên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nguyễn Trực là người thông minh xuất chúng, hội tụ đủ tài, đức nên rất được vua Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông yêu mến. Tương truyền, trong chuyến đi sứ phương Bắc, thấy triều đình nhà Minh tổ chức kỳ thi tiến sĩ, ông đăng ký dự thi và đỗ đầu.

5. Vị lưỡng quốc trạng nguyên nào hiện vẫn còn hậu duệ ở Hàn Quốc?

icon

Mạc Đĩnh Chi

icon

Nguyễn Đăng Đạo

icon

Nguyễn Nghiêu Tư

Câu trả lời đúng là đáp án là A: Trong một lần đi sứ nhà Nguyên tại Trung Quốc, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và sứ thần nước Cao Ly (Hàn Quốc và Triều Tiên ngày nay) vì mến tài của nhau đã kết giao, trở thành tri kỷ. Sau đó, theo lời mời, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến thăm đất nước Cao Ly và cưới một người vợ ở đất nước này vốn là cháu gái của sứ thần Cao Ly. Sau này, người vợ ngoại quốc này đã sinh con trai, bắt đầu những thế hệ họ Mạc tiếp theo ở Hàn Quốc. Nhiều thế kỷ trôi qua, con cháu Mạc Đĩnh Chi ở xứ sở xa xôi vẫn khắc khoải tìm về cội nguồn.

6. Trong 4 vị lưỡng quốc trạng nguyên, có một vị khi đi sứ sang Trung Quốc đã trả lời một câu đố được mệnh danh là “câu đố chết người”. Đó là vị nào?

icon

Nguyễn Trực

icon

Nguyễn Đăng Đạo

icon

Nguyễn Nghiêu Tư

icon

Mạc Đĩnh Chi

Câu trả lời đúng là đáp án là D: Năm 1308 đời vua Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông mới lên ngôi [a]. Đó là lúc mới 20 năm sau chiến tranh chống quân Nguyên thứ 3 (1287-1288), sứ bộ bị nắn gân cốt rất mạnh. Tuy nhiên trong hoạt động bang giao ông đã tỏ rõ khí phách và tài năng của mình. Hoạt động và tài năng văn chương của ông đã để lại nhiều giai thoại nổi tiếng. Sau đó năm Nhâm Tuất (1322) ông đi sứ lần 2. Khi sứ bộ bái biệt vua Nguyên để về nước, thì họ ra câu đố hiểm hóc: "Có một chiếc thuyền, trong đó có vua, thầy học, và cha mình (quân, sư, phụ) bơi đến giữa sông chẳng may gặp sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì ngươi cứu ai?". Vào thời kỳ đó, trả lời sai sẽ bị tội phanh thây, chém đầu hoặc lưu giữ lại, dẫn đến nước Việt mất nhân tài. Nhưng ông đã trả lời: "Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm, tất phải vội vã nhẩy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước thì thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha mình". Cuối cùng ông được ra về.

7. Trong 49 vị trạng nguyên của Việt Nam, có bốn người được xưng tặng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Tuy nhiên, “Lưỡng quốc Thám hoa” chỉ duy nhất có 1 người. Ông là ai?

icon

Giang Văn Minh

icon

Phan Kính

icon

Vương Hữu Phùng

Câu trả lời đúng là đáp án là B: Phan Kính sinh năm Ất Mùi (1715-1761) tại quê nghèo hiếu học Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là xã Song Lộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1743, trong kỳ thi Đình do đích thân Vua Lê Cảnh Hưng ra đề, ông đỗ “Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ danh” – tức là đỗ đầu khoa thi với danh vị Thám hoa. Nguyên do vì Vua Lê đã lệnh không lấy danh vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, nên Phan Kính chỉ đỗ Thám hoa mà cũng được coi như là người đứng đầu kỳ thi. Trong những năm 1758–1761, trên cương vị Đốc đồng xứ Tuyên Quang kiêm tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa, nhiều lần ông đã thương thuyết với nhà Thanh, cho dựng lại cột mốc biên giới, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ trên đất liền. Khâm phục tài năng, đức độ của Phan Kính, Vua Càn Long đã tặng cho ông “Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa”, ban tặng áo cẩm bào vương triều có thêu chữ “ Thiên triều đặc tứ, Bắc Đẩu dị nam, nhất nhân di nhĩ” (Thiên triều đặc cách, phía nam Bắc Đẩu, chỉ có một người thôi). Năm 1761, giữa lúc tài năng của Ông đã nở rộ nhất thì cái chết đột ngột đã để lại sự tiếc thương vô vàn của nhân dân.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/ong-trang-nao-co-hau-due-van-con-sinh-song-o-han-quoc-1800770.tpo