Ớt có thể kéo dài tuổi thọ?

Nghiên cứu sơ bộ tại Phòng khám Cleveland ở Ohio cho thấy ăn ớt có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư và các nguyên nhân khác.

Các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Cleveland ở Ohio đã xem xét hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 570.000 người tham gia trong 4 nghiên cứu lớn được thực hiện ở Hoa Kỳ, Ý, Trung Quốc và Iran; so sánh kết quả sức khỏe của những người ăn ớt với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt. Kết quả cho thấy, những người ăn ớt đã giảm 26% tử vong do các nguyên nhân liên quan đến tim, giảm 23% tử vong do ung thư và giảm 25% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong suốt thời gian nghiên cứu.

Theo các nhà khoa học, một thành phần hóa học - capsaicin (hợp chất mang lại độ cay nóng có nhiều trong ớt) có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống béo phì.

Capsaicin (hợp chất mang lại độ cay nóng có nhiều trong ớt) có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống béo phì.

Capsaicin (hợp chất mang lại độ cay nóng có nhiều trong ớt) có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống béo phì.

GS.Penny Kris-Etherton, Chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học bang Pennsylvania ở College Park, lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng capsaicin giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, có thể đóng một vai trò trong việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và tất cả các nguyên nhân. Ớt có chứa kali, chất xơ và vitamin A, B6 và E, những chất có lợi cho huyết áp. Các chuyên gia khuyến khích thay vì thêm muối vào thức ăn hãy thêm ớt, một loại gia vị có lợi ích gấp đôi, giảm natri và thêm một số chất chống oxy hóa và có thể một số thành phần hoạt tính sinh học như capsaicin.

Tuy nhiên, nếu thêm quá nhiều, ớt cay có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và cảm giác nóng rát ở đường tiêu hóa. Nếu muốn thêm ớt vào chế độ ăn uống nên sử dụng như một loại hương liệu, có thể sử dụng với một số loại thực phẩm nhất định. Hiện các nghiên cứu vẫn được tiếp tục để có thể có kết luận chính thức về vấn đề này. Trước khi có những kết luận rõ ràng, các chuyên gia khuyến khích các bệnh nhân tim mạch ăn theo chế độ Địa Trung Hải: Nhiều trái cây và rau quả, cũng như một số loại hạt, protein, cá và dầu ô liu.

Ngọc Nguyễn

((Theo healthday.com 9/11/2020))

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ot-co-the-keo-dai-tuoi-tho-n182682.html