Panzerfaust: Vũ khí thời Thế chiến II phát huy tác dụng ở Ukraine

Trong số các kho vũ khí được tài trợ cho Ukraine, Panzerfaust 3 đã thể hiện được sức mạnh ấn tượng trước xe bọc thép của Nga. Tên lửa vác vai này là gì, nó đến từ đâu và tại sao lại hiệu quả ở chiến trường Ukraine?

Panzerfaust bắt nguồn từ Thế chiến II

Năm 1943, Đức đã phát triển một loại vũ khí chống tăng nhỏ, đơn giản, dễ sử dụng. Được gọi là Panzerfaust (“quả đấm áo giáp”), về cơ bản nó là một ống phóng lựu đạn tên lửa có khả năng xuyên giáp ở phạm vi lên đến 60 mét. Ống phóng có thể được nạp lại nếu có sẵn các đầu đạn bổ sung, nhưng đủ rẻ để loại bỏ nếu không có.

Vũ khí chống tăng Panzerfaust 3. Ảnh: SG

Bài liên quan

Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa Mỹ gặp Tổng thống Ukraine Zelenskyy tại Kiev

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nga lần đầu thảo luận kể từ xung đột Ukraine

Nhóm G7 tuyên bố viện trợ nhiều vũ khí hơn cho Ukraine

Quân đội Ukraine đến Đức để huấn luyện pháo tự hành

Kể từ ngày 18/10/1944, loại vũ khí này cũng được phát cho cả người lớn tuổi và thiếu niên để huấn luyện một cách vội vã, nhưng vẫn không thể cứu Đức Quốc xã khỏi thế suy vong nửa năm sau đó.

Tuy nhiên, vũ khí này đủ hiệu quả để quân đội sau chiến tranh cải tiến thiết kế cơ bản và tiếp tục sử dụng. Sau khi cùng với quân đội Đức tham chiến ở Afghanistan, thế hệ Panzerfaust mới lại tiếp tục chiến đấu với xe tăng Nga ở Ukraine.

Theo đơn đặt hàng năm 1973, Đức đã phát triển một loại vũ khí bắn một lần chính xác hơn, mạnh mẽ hơn, thay thế chiếc PzF-44 cổ điển trong Thế chiến II, có khả năng chiến đấu với thế hệ xe tăng T-72 và T-80 mới nhất của Nga. Vũ khí này chính thức được nâng cấp trong quân đội Đức vào năm 1992.

Panzerfaust 3 hiện đại là một cỗ máy tiêu diệt xe tăng

Kể từ đó, nó đã được nâng cấp kỹ thuật để theo kịp với những cải tiến của xe tăng, đặc biệt là Panzerfaust 3-T, sử dụng đầu đạn song song tích điện rỗng kép, với một mũi nhọn ở phía trước đầu đạn có thể xuyên thủng lớp thép lên đến 31,5 inch.

Panzerfaust 3-IT600 dài 90cm và nặng 16kg, trong đó là đầu đạn có đường kính 110mm với chất nổ cao Amatol / Sindal nặng tới 5kg. Người vận hành có thể mang theo tối đa 3 đầu đạn dự phòng. Đầu đạn có tầm bắn hiệu quả tối đa là 40 km đối với mục tiêu đứng yên và 53km đối với mục tiêu đang di chuyển. Phạm vi hiệu quả tối thiểu là 2km.

Sau khi được sản xuất đầy đủ, Panzerfaust 3 ban đầu có giá 9.994 USD, nhưng phiên bản IT-600 có giá 11.108 USD. Một đầu đạn chống tăng tiêu chuẩn có giá 297 USD.

Tính đến năm 2003, 261.718 chiếc Panzerfaust 3 đã được sản xuất. Năm 1989, Nhật Bản trở thành cường quốc nước ngoài đầu tiên mua vũ khí này, tiếp theo là Thụy Sĩ vào năm 1991.

Kể từ đó, Panzerfaust 3 cũng đã vào kho vũ khí của Áo, Ý, Hà Lan, Peru, Iraq, Hàn Quốc... Ukraine đã điền thêm tên của mình vào danh sách này, sau khi nhận được tài trợ vũ khí từ các nước phương Tây trong cuộc xung đột với Nga.

Hoàng Nam (theo AFT)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/panzerfaust-vu-khi-thoi-the-chien-ii-phat-huy-tac-dung-o-ukraine-post194876.html