Paparazzi và sự trỗi dậy của truyền thông trực tuyến
Những bức ảnh độc đáo tạo nên sự vang dội trong thế giới tin tức có thể mang lại các khoản tiền lớn trong quá khứ. Vào thời hoàng kim của những bức ảnh paparazzi, các tạp chí như US Weekly có thể trả hàng ngàn USD cho một bức ảnh độc quyền về những người nổi tiếng.
Thế nhưng, đội quân paparazzi ngày càng kiếm được ít tiền. Thời kỳ mà nhiều người trông mong có thu nhập hàng trăm ngàn USD đã qua rồi.
Thời hoàng kim của thợ săn ảnh
Trong khi một số bức ảnh độc quyền một người nổi danh có thể mang lại rất nhiều tiền, việc thu nhập ổn định trong ngành săn ảnh đầy tranh cãi này ngày càng rất khó khăn. Santiago Baez là thợ săn ảnh từ đầu thập niên 1990.
Máy ảnh trong tay, ông đã chứng kiến sự tan vỡ của không ít các cặp ngoại tình, trẻ mới sinh, chết chóc, tình yêu mới và sự ly hôn của một số cư dân nổi tiếng nhất New York. Đối với các tay săn ảnh như Baez, kiếm sống được đòi hỏi phải có kiến thức bách khoa về nơi ở của những người nổi tiếng ở New York, cũng như một mạng lưới tài xế, nhân viên cửa hàng và nhà hàng để họ báo cho biết những người nổi tiếng đang ở chỗ nào.
Thông thường, việc thông tin lại do chính những người nổi tiếng cung cấp qua mạng xã hội: nhằm thiết lập chuỗi sự việc, họ thông báo cho công chúng (chủ yếu là các nhà nhiếp ảnh) về việc đi lại của họ, hoặc các nhà báo của họ sẽ gọi cho một cơ quan để cử một nhiếp ảnh gia tới. Hầu hết các bức ảnh không đáng giá bao nhiêu, nhưng ảnh một bé mới sinh, một người nổi tiếng hôn người tình, hoặc một đám cưới có thể làm thay đổi gia tài sau một đêm.
Nhưng thu nhập của Baez không ổn định. Thành công của ông là sự liên kết giữa kinh nghiệm và kiến thức về những người nổi tiếng với nhận thức đau xót rằng thu nhập của mình là rất thay đổi và không thể tiên đoán được. Những vận may rủi này được quyết định bởi một số ít người như Peter Grossman, biên tập viên ảnh của tờ US Weekly từ 2003 đến 2017.
Nhưng Grossman không làm việc trực tiếp với những người săn ảnh; thay vào đó, nhiếp ảnh gia như Baez sẽ bán những bức ảnh cho một công ty có mối quan hệ với các biên tập viên ảnh như Grossman.
Một người săn ảnh nhận từ 20% đến 70% tiền bản quyền của bức ảnh, tùy thuộc vào nhiếp ảnh gia và vào thỏa thuận mà người đó đã thương lượng với công ty đó. Những người săn ảnh cao cấp, giỏi và tài năng hơn sẽ được nhiều tiền hơn, mà thường bao gồm độc quyền bán ảnh chụp cho một cơ quan duy nhất.
Những bức ảnh độc đáo tạo nên sự vang dội trong thế giới tin tức lá cải có thể mang lại các khoản tiền lớn: Grossman đã trả hàng trăm ngàn USD cho một loạt ảnh chụp nữ diễn viên Kristen Stewart đang ôm say đắm Rupert Sanders, đạo diễn (đã có vợ) của phim Bạch Tuyết và Huntsman, một bộ phim cô đóng vai chính.
Grossman sống qua thời hoàng kim của nhiếp ảnh săn tin: ông là người đứng sau sự dâng trào của những bức ảnh của tạp chí "Just Like Us" (Như Chúng Ta Thôi) vào đầu những năm 2000 - những bức ảnh đời thường của những người nổi tiếng làm nhiệm vụ trần tục như uống cà phê hoặc bơm xăng đã gây ấn tượng với độc giả của tạp chí này.
Chẳng bao lâu, nhiều báo khác cũng đăng những ảnh kiểu như "Just Like Us" ở báo họ, khởi đầu cho cái gọi là những năm sốt săn ảnh của ngành này, trùng với thời hoàng kim của những người nổi tiếng Paris Hilton, Britney Spears và Lindsay Lohan.
Mặc dù giá của một bức ảnh phụ thuộc vào việc người nổi tiếng đang làm gì và ảnh có là độc đáo không, vào thời gian sốt ảnh cao điểm, một ảnh độc đáo của "Just Like Us" thường khoảng 5.000- 15.000 USD.
Thời đại hoàng kim sinh ra tâm lý hoàng kim, với nhiều nhiếp ảnh gia tập hợp ở ngành này, sẵn sàng vi phạm pháp luật và thậm chí làm cho các thợ săn ảnh có tiếng xấu là đi quá xa và quấy rối những người nổi tiếng và cả con cái nhỏ của họ.
Grossman kêu gọi mọi người cùng phối hợp lùi lại một bước, trả ít tiền hơn cho ảnh, và không vi phạm pháp luật hoặc không tự đặt mình và các người khác vào thế nguy hiểm khi chụp ảnh, nhưng không thành công. Sự trỗi dậy của truyền thông trực tuyến cuối cùng đã giết chết cơn sốt ảnh.
Truyền thông kỹ thuật số làm tăng nhu cầu về các ảnh những người nổi tiếng nhưng giảm giá mà các công ty truyền thông sẵn sàng trả tiền cho ảnh.
Các cơ quan về ảnh bắt đầu hợp nhất hoặc bỏ kinh doanh, và những cơ quan ở lại đã thay đổi mô hình kinh doanh của họ. Thay vì để các tạp chí trả tiền cho mỗi bức ảnh, họ đưa ra một dịch vụ đăng ký: các nhà xuất bản có thể sử dụng với số lượng ảnh tùy thích để đáp ứng nhu cầu lớn hơn về các ảnh rẻ hơn.
Do đó, những người săn ảnh được trả một phần nhỏ phí đăng ký; phí là bao nhiêu là tùy thuộc vào số lượng hình ảnh của họ được sử dụng mỗi tháng. Có nghĩa là một bức ảnh độc đáo "Just Like Us" trước đây có thể có giá 5.000 - 15.000 USD thì nay chỉ được trả 5 hoặc 10 USD.
Kinh doanh nhiều rủi ro
Người săn ảnh ngày càng kiếm được ít tiền. Thời kỳ mà nhiều người trông mong có thu nhập hàng trăm ngàn USD đã qua rồi.
Bây giờ, có được một ảnh độc đáo hiếm hoi là cần thiết để kiếm được số tiền lớn. Việc trông thấy một người nổi tiếng thường là tình cờ, đó chính xác là một phần lý do tại sao thu nhập của Baez lại phập phù đến thế. Chẳng ngạc nhiên gì khi Baez sử dụng các chiến lược rủi ro trong nghề, tương tự như các cách người ta dùng trong thị trường tài chính.
Các nhà kinh tế tài chính phân chia rủi ro thành hai loại lớn: thứ nhất là rủi ro về tư chất riêng, hoặc rủi ro duy nhất cho một tài sản cụ thể. Giả sử Facebook thay đổi lãnh đạo; tương lai của công ty này sẽ không rõ ràng, và giá cổ phiếu có thể giảm dựa trên các yếu tố duy nhất đối với Facebook mà không ảnh hưởng đến các cổ phiếu khác. Rủi ro tư chất riêng là rủi ro chỉ áp dụng cho một cổ phiếu hoặc tài sản riêng lẻ.
Những người săn ảnh phải đối mặt với rất nhiều tư chất cá nhân. Người nổi tiếng nào đó làm gì hôm nay - thí dụ cô gặp các bạn thuộc danh sách A hay danh sách D - xác định số tiền người săn ảnh kiếm được trong tuần đó. Nếu một người nổi tiếng không còn thú vị hoặc được ưa chuộng nữa, thì giá trị của những ảnh này sẽ giảm. Những ảnh như vậy giống như một cổ phiếu: giá trị của nó thay đổi tùy thuộc vào nhà nhiếp ảnh cụ thể, ảnh chụp khéo, vào đúng thời điểm.
Những người săn ảnh giải quyết rủi ro tư chất riêng này bằng cách trải rộng rủi ro: các nhiếp ảnh gia thường tạo thành các đội hoặc liên minh để chia sẻ các vị trí chụp, và đôi khi chia sẻ tiền bản quyền để tăng cơ hội hoặc chia sẻ tiền trả để đứng ở vị trí đó.
Vì mỗi nhiếp ảnh gia chịu rất nhiều rủi ro dựa trên mức độ may mắn của anh ta vào ngày hôm đó, một liên minh sẽ hòa đồng may rủi, giảm rủi ro mang tính tư chất cá nhân. Loại rủi ro thứ hai là rủi ro hệ thống, hoặc rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống lớn hơn thay vì một tài sản cá nhân riêng lẻ. Rủi ro hệ thống là khi mọi cổ phiếu tăng hoặc giảm cùng nhau vì toàn bộ thị trường tăng hoặc sụp đổ như đã xảy ra năm 2008.
Các sự kiện rủi ro hệ thống thường xảy ra do sự suy sụp lớn về kinh tế như suy thoái kinh tế hoặc một kết quả bầu cử mà mọi người nghĩ sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh. Rủi ro hệ thống khó xử lý hơn rủi ro tư chất cá nhân, và các mặt xấu có khả năng nguy hiểm hơn. Bạn có thể thấy rủi ro có tính hệ thống diễn ra với các người săn ảnh, như sự bùng nổ của những năm sốt tiền ảnh chụp và sự sụp đổ khi mọi người ngừng mua tạp chí lá cải trong thời kỳ suy thoái.
Mặt tiêu cực của nguy cơ hệ thống của việc săn ảnh đã trở nên nghiêm trọng hơn trong thập niên năm qua. Mọi người đều khó kiếm tiền hơn. Nhiều người săn ảnh đã rời bỏ công việc này: sau gần 30 năm chụp ảnh người nổi tiếng, Baez đã quay trở lại Cộng hòa Dominican vào hè năm 2018, cùng vợ và con trai, để tìm công việc mới.
Paparazzi giống chúng ta không?
Công việc của một người săn ảnh là rủi ro hơn ai hết. Nhưng ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với một mức độ nhất định của rủi ro tư chất cá nhân và rủi ro hệ thống trong sự nghiệp của mình, vì vậy chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những nhiếp ảnh gia này. Giả sử bạn muốn thay đổi công việc từ một vị trí an toàn có lương sang công việc bán hàng hưởng tiền hoa hồng.
Cái lợi là bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với công việc trả theo lương vì nếu là một nhân viên bán hàng, bạn sẽ phải đối mặt với cả hai loại rủi ro: đó là một công việc với vô số rủi ro cá nhân; ví dụ, bạn kiếm được bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào kỹ năng bán hàng của bạn và cách đối xử của khách hàng (bạn có thể giải quyết rủi ro này bằng cách làm việc trong một nhóm và có nhiều khách hàng).
Bạn cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro hệ thống vì doanh số phụ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế. Rủi ro hệ thống đặc biệt nguy hiểm.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thu nhập của bạn có thể bị giảm hoặc biến mất hoàn toàn, khó có thể tìm được một công việc khác, tài sản của bạn có thể bị ảnh hưởng và thu nhập của vợ/chồng bạn cũng có thể gặp rủi ro. Nếu công việc của bạn mà càng liên quan nhiều đến rủi ro hệ thống thì bạn càng dễ bị ảnh hưởng. Sinh kế của những người săn ảnh trung bình bị đe dọa bởi những thay đổi lớn trong ngành xuất bản.
Các nhiếp ảnh gia xử lý rủi ro cá nhân bằng cách hình thành các liên minh không ổn định, nhưng rủi ro hệ thống lớn hơn mà nó có thể xóa bỏ công việc của họ thì khó xử lý hơn. Họ có thể thành lập một liên minh và yêu cầu các điều khoản tốt hơn từ các cơ quan, nhưng trong lịch sử họ có gặp khó khăn để hợp tác với nhau. Và những người săn ảnh không phải là người duy nhất phải đối mặt với rủi ro là công việc của họ sẽ không còn kiếm sống được nữa.
Một lý do khiến người ta có vẻ lo lắng nhiều hơn về tương lai kinh tế của họ so với trước đây là vì họ cảm thấy rủi ro hệ thống nhiều hơn ở thị trường việc làm. Vài thập niên trước, hầu hết các rủi ro việc làm mang tính cá nhân: mâu thuẫn với ông chủ, việc làm không phù hợp, một công ty quản lý kém.
Nếu bạn mất việc, có lẽ bạn có thể tìm được một việc khác giống thế. Công nhân thành lập công đoàn, liên kết với nhau, và yêu cầu trả lương và lợi ích nhiều hơn, họ tin rằng xã hội cần kỹ năng của họ. Thị trường việc làm thăng trầm, nhưng rủi ro dường như tương đối dễ giải quyết.
Trong nền kinh tế ngày nay, rủi ro hệ thống ngày càng gay gắt. Có khả năng là công nghệ - robot và trí tuệ nhân tạo (AI) - có thể đảm nhận công việc của bạn hoặc ít nhất là đòi hỏi những kỹ năng mới mà bạn không có.
Nếu bạn mất việc trong thời kỳ suy thoái, bạn có thể không bao giờ tìm thấy một công việc tương tự. Đó là một xu hướng lớn đe dọa mọi người, nhưng đối với người săn ảnh như Baez, mối đe dọa là tức khắc. Đó là một công việc rủi ro, và ngày càng rủi ro hơn với ít thu nhập hơn.