Paris kỷ niệm 75 năm giải phóng khỏi Đức Quốc Xã

75 năm trước, họ giải phóng châu Âu khỏi Đức Quốc Xã. Cuối tuần này, các cựu binh Mỹ tuổi đã ngoài 90 tuổi trở lại Paris kỷ niệm thời khắc quan trọng của thế kỷ.

“Tôi nghĩ tất cả cựu chiến binh Thế chiến II đã cứu cả thế giới”, Harold Angle, đến Pháp theo Sư đoàn Bộ Binh số 28 của Mỹ, nói với hãng thông tấn AP. “Dưới ách cai trị độc tài như Hitler, chúng đã làm những thứ kinh khủng, kinh khủng”.

“Tôi nghĩ tất cả cựu chiến binh Thế chiến II đã cứu cả thế giới”, Harold Angle, đến Pháp theo Sư đoàn Bộ Binh số 28 của Mỹ, nói với hãng thông tấn AP. “Dưới ách cai trị độc tài như Hitler, chúng đã làm những thứ kinh khủng, kinh khủng”.

Các cựu binh như ông Angle không kìm nén nước mắt khi kể về những gì họ chứng kiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Và họ muốn mọi người nhớ những gì xảy ra, không để lịch sử lặp lại. Trong ảnh ngày 29/8/1944, Sư đoàn Bộ binh số 28 của Mỹ diễu hành dọc đại lộ Champs Elysees, với Khải Hoàn Môn ở đằng xa, bốn ngày kể từ khi Paris được giải phóng sau trận chiến ngày 19-25/8/1944.

Các cựu binh như ông Angle không kìm nén nước mắt khi kể về những gì họ chứng kiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Và họ muốn mọi người nhớ những gì xảy ra, không để lịch sử lặp lại. Trong ảnh ngày 29/8/1944, Sư đoàn Bộ binh số 28 của Mỹ diễu hành dọc đại lộ Champs Elysees, với Khải Hoàn Môn ở đằng xa, bốn ngày kể từ khi Paris được giải phóng sau trận chiến ngày 19-25/8/1944.

“Chúng (quân Đức) đưa trẻ nhỏ ra thao trường và dùng chúng làm bia để tập bắn...”, ông nghẹn trong cảm xúc. “Tôi không thể tưởng tượng có người có thể làm vậy. Vì vậy tôi nghĩ mình thực sự đã cứu thế giới. Những tên đó phải bị ngăn chặn”. Ảnh ngày 26/8/1944 cho thấy các sĩ quan Đức bị bắt giữ ngồi trên sàn khách sạn Majestic ở Paris.

“Chúng (quân Đức) đưa trẻ nhỏ ra thao trường và dùng chúng làm bia để tập bắn...”, ông nghẹn trong cảm xúc. “Tôi không thể tưởng tượng có người có thể làm vậy. Vì vậy tôi nghĩ mình thực sự đã cứu thế giới. Những tên đó phải bị ngăn chặn”. Ảnh ngày 26/8/1944 cho thấy các sĩ quan Đức bị bắt giữ ngồi trên sàn khách sạn Majestic ở Paris.

Ông Angle cho xem bức thư ông viết cho mẹ. Hiện 96 tuổi, ông nằm trong số những cựu binh quân Đồng minh cũng như quân kháng chiến Pháp tham dự các buổi lễ ngày 24-25/8 kỷ niệm 75 năm chiến dịch giải phóng Paris khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã.

Ông Angle cho xem bức thư ông viết cho mẹ. Hiện 96 tuổi, ông nằm trong số những cựu binh quân Đồng minh cũng như quân kháng chiến Pháp tham dự các buổi lễ ngày 24-25/8 kỷ niệm 75 năm chiến dịch giải phóng Paris khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã.

Ông Angle, từ Chambersburg, Pennsylvania, đổ bộ xuống Normandy năm 1944 và hành quân tới miền Đông Pháp, nơi sư đoàn của ông chiến đấu xuyên cái rét tàn bạo của mùa đông. Ông giữ lại viên đạn đã bắn trúng mũ bảo hiểm của ông - cái chết chỉ cách ông có gang tấc.

Ông Angle, từ Chambersburg, Pennsylvania, đổ bộ xuống Normandy năm 1944 và hành quân tới miền Đông Pháp, nơi sư đoàn của ông chiến đấu xuyên cái rét tàn bạo của mùa đông. Ông giữ lại viên đạn đã bắn trúng mũ bảo hiểm của ông - cái chết chỉ cách ông có gang tấc.

Steve Melnikoff, 99 tuổi, từ Cockeysville, Maryland, đổ bộ xuống bãi biển Omaha vào ngày D-Day, ngày 6/6/1944, với Sư đoàn Bộ binh số 29. Đó là những ngày quan trọng nhất của cuộc chiến, nhưng đối với ông, lại thêm một ngày mà sự sống và cái chết quá gần kề, đối với những người lính bộ binh ở tiền tuyến của cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới

Steve Melnikoff, 99 tuổi, từ Cockeysville, Maryland, đổ bộ xuống bãi biển Omaha vào ngày D-Day, ngày 6/6/1944, với Sư đoàn Bộ binh số 29. Đó là những ngày quan trọng nhất của cuộc chiến, nhưng đối với ông, lại thêm một ngày mà sự sống và cái chết quá gần kề, đối với những người lính bộ binh ở tiền tuyến của cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới

Người dân Paris cúi thấp người giữa lúc quân kháng chiến Pháp đang tấn công dữ dội quân Đức cố thủ trong các tòa nhà, trong bức ảnh tháng 8/1944. “Những gì chúng tôi đi qua, những gì chúng tôi đã làm, mọi người không thể hình dung được”, ông nói. Ông vẫn nhớ như in hình ảnh về bạn chiến đấu ngã xuống bên cạnh, về chiến hào mà ông gọi là nhà, và về súng máy của Đức có thể bắn hàng nghìn viên. Ông nói chiến tranh “ghê tởm và kinh khủng”, nhưng “phải làm việc này, việc rất quan trọng”, chính là việc ngăn chặn Hitler xâm chiếm thế giới.

Người dân Paris cúi thấp người giữa lúc quân kháng chiến Pháp đang tấn công dữ dội quân Đức cố thủ trong các tòa nhà, trong bức ảnh tháng 8/1944. “Những gì chúng tôi đi qua, những gì chúng tôi đã làm, mọi người không thể hình dung được”, ông nói. Ông vẫn nhớ như in hình ảnh về bạn chiến đấu ngã xuống bên cạnh, về chiến hào mà ông gọi là nhà, và về súng máy của Đức có thể bắn hàng nghìn viên. Ông nói chiến tranh “ghê tởm và kinh khủng”, nhưng “phải làm việc này, việc rất quan trọng”, chính là việc ngăn chặn Hitler xâm chiếm thế giới.

Donald Cobb từ Evansville, Indiana, tham gia đổ bộ ở Normandy và miền Nam nước Pháp, vận hành ăng-ten tần số cao để dò tìm tàu ngầm Đức và hỗ trợ việc tiếp tế đạn dược. Ông quay lại một Paris hòa bình trong tuần này với Quỹ Thế hệ Hào hùng nhất, chuyên tổ chức các chuyến thăm chiến trường xưa cho các cựu binh.

Donald Cobb từ Evansville, Indiana, tham gia đổ bộ ở Normandy và miền Nam nước Pháp, vận hành ăng-ten tần số cao để dò tìm tàu ngầm Đức và hỗ trợ việc tiếp tế đạn dược. Ông quay lại một Paris hòa bình trong tuần này với Quỹ Thế hệ Hào hùng nhất, chuyên tổ chức các chuyến thăm chiến trường xưa cho các cựu binh.

Ông thỉnh thoảng cảm thấy tội lỗi vì là người sống sót, nhưng có thông điệp đơn giản nhất cho thế hệ trẻ: “Hãy học từ lịch sử, và đừng lặp lại sai lầm”. Ảnh trái: sĩ quan Đức giơ tay khi bị bắt giữ và áp giải trên phố Paris. Ảnh phải: cô gái Paris giơ tay chữ V mừng chiến thắng, khi lính Mỹ đi qua để ra tiền tuyến chiến đấu tiếp.

Ông thỉnh thoảng cảm thấy tội lỗi vì là người sống sót, nhưng có thông điệp đơn giản nhất cho thế hệ trẻ: “Hãy học từ lịch sử, và đừng lặp lại sai lầm”. Ảnh trái: sĩ quan Đức giơ tay khi bị bắt giữ và áp giải trên phố Paris. Ảnh phải: cô gái Paris giơ tay chữ V mừng chiến thắng, khi lính Mỹ đi qua để ra tiền tuyến chiến đấu tiếp.

Harold Radish, 95 tuổi và là giáo viên nghỉ hưu, đến Pháp năm 1944, chiến đấu cho tới chiến trường Đức, rồi bị bắt giữ. Là tù binh chiến tranh, ông luôn bị đói, bị bệnh lỵ, và bị chấy cắn. Gia đình ông ở Brooklyn, New York, tưởng rằng sẽ không còn được gặp ông nữa.

Harold Radish, 95 tuổi và là giáo viên nghỉ hưu, đến Pháp năm 1944, chiến đấu cho tới chiến trường Đức, rồi bị bắt giữ. Là tù binh chiến tranh, ông luôn bị đói, bị bệnh lỵ, và bị chấy cắn. Gia đình ông ở Brooklyn, New York, tưởng rằng sẽ không còn được gặp ông nữa.

Là người Do thái, ông nhớ lại tên lính gác người Đức đã cáo buộc ông và giới tài chính Phố Wall ở Mỹ đã gây ra cuộc chiến. Ông vẫn ngạc nhiên và cảm ơn cuộc đời vì đã sống sót mà ra khỏi nhà tù đó. Trong ảnh ngày 28/8/1944, Tướng Charles De Gaulle, ở giữa, đang chào cờ sau khi đặt vòng hoa tưởng niệm liệt sĩ vô danh tại Khải Hoàn Môn ở Paris.

Là người Do thái, ông nhớ lại tên lính gác người Đức đã cáo buộc ông và giới tài chính Phố Wall ở Mỹ đã gây ra cuộc chiến. Ông vẫn ngạc nhiên và cảm ơn cuộc đời vì đã sống sót mà ra khỏi nhà tù đó. Trong ảnh ngày 28/8/1944, Tướng Charles De Gaulle, ở giữa, đang chào cờ sau khi đặt vòng hoa tưởng niệm liệt sĩ vô danh tại Khải Hoàn Môn ở Paris.

Sau đó ông Radish trở lại Paris, và xúc động trong sự cảm ơn của người dân Paris. “Anh về lại Paris, và anh là một người hùng... các tiểu thư (mademoiselle) ra đón”, ông cười. “Điều quan trọng về việc giải phóng Paris... là mọi thứ tươi mới, thế giới hứa hẹn trở nên tốt đẹp hơn”. Trong ảnh ngày 26/8/1944, quân lính vui vẻ dù phải ngăn đám đông tràn ra khắp phố để chào đón Tướng Charles de Gaulle ở Paris.

Sau đó ông Radish trở lại Paris, và xúc động trong sự cảm ơn của người dân Paris. “Anh về lại Paris, và anh là một người hùng... các tiểu thư (mademoiselle) ra đón”, ông cười. “Điều quan trọng về việc giải phóng Paris... là mọi thứ tươi mới, thế giới hứa hẹn trở nên tốt đẹp hơn”. Trong ảnh ngày 26/8/1944, quân lính vui vẻ dù phải ngăn đám đông tràn ra khắp phố để chào đón Tướng Charles de Gaulle ở Paris.

“Anh biết đấy, ở trong nhà tù, chúng tôi chỉ nói về thức ăn. Ngày giải phóng, chúng tôi mới lại được bàn về sex”, ông cười và nói. Trong ảnh 28/8/1944, các cô gái Pháp chạy ra bắt tay, ôm lấy các lính Mỹ đến giải phóng Paris.

“Anh biết đấy, ở trong nhà tù, chúng tôi chỉ nói về thức ăn. Ngày giải phóng, chúng tôi mới lại được bàn về sex”, ông cười và nói. Trong ảnh 28/8/1944, các cô gái Pháp chạy ra bắt tay, ôm lấy các lính Mỹ đến giải phóng Paris.

Gregory Melikian, 95 tuổi, đang sở hữu khách sạn ở Phoenix, bang Arizona, là chuyên viên đài phát thanh làm việc tại trụ sở của tướng Dwight Eisenhower ở Versailles, khi quân Đồng minh tiến vào Paris.

Gregory Melikian, 95 tuổi, đang sở hữu khách sạn ở Phoenix, bang Arizona, là chuyên viên đài phát thanh làm việc tại trụ sở của tướng Dwight Eisenhower ở Versailles, khi quân Đồng minh tiến vào Paris.

“Thời khắc rất quan trọng”, ông nói. “Chỉ có một Paris thôi”. Cuộc chiến giành lại thủ đô Pháp nhanh và dễ hơn so với trận chiến kéo dài ở Normandy, nhưng vẫn đẫm máu và đầy hỗn loạn, với 1.400 người Paris và 3.200 lính Đức thiệt mạng. Trong ảnh ngày 26/8/1944, lực lượng kháng chiến Pháp đang ngắm bắn lính bắn tỉa Đức từ một cửa sổ ở Paris.

“Thời khắc rất quan trọng”, ông nói. “Chỉ có một Paris thôi”. Cuộc chiến giành lại thủ đô Pháp nhanh và dễ hơn so với trận chiến kéo dài ở Normandy, nhưng vẫn đẫm máu và đầy hỗn loạn, với 1.400 người Paris và 3.200 lính Đức thiệt mạng. Trong ảnh ngày 26/8/1944, lực lượng kháng chiến Pháp đang ngắm bắn lính bắn tỉa Đức từ một cửa sổ ở Paris.

Ảnh ngày 28/8/1944 cho thấy xe tải chở người Pháp vẫy cờ đi dọc con phố ở Paris đang vỡ òa trong niềm vui. Tháng 5/1945, Melkian đang ở trong trường trung học Reims khi quân Đức đầu hàng. Tướng Eisenhower đã yêu cầu chuyên viên radio trẻ nhất phát đi thông điệp mã hóa về khoảng khắc lịch sử này, chính là ông Melikian, để ông có thể “khoe” về nó suốt cuộc đời mình. “Và bây giờ tôi vẫn ở đây”, ông nói, tỏ ra khó tin, “75 năm rồi”.

Ảnh ngày 28/8/1944 cho thấy xe tải chở người Pháp vẫy cờ đi dọc con phố ở Paris đang vỡ òa trong niềm vui. Tháng 5/1945, Melkian đang ở trong trường trung học Reims khi quân Đức đầu hàng. Tướng Eisenhower đã yêu cầu chuyên viên radio trẻ nhất phát đi thông điệp mã hóa về khoảng khắc lịch sử này, chính là ông Melikian, để ông có thể “khoe” về nó suốt cuộc đời mình. “Và bây giờ tôi vẫn ở đây”, ông nói, tỏ ra khó tin, “75 năm rồi”.

Trọng Thuấn
Ảnh: AP

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/paris-ky-niem-75-nam-giai-phong-khoi-duc-quoc-xa-post982378.html