Phá gần 2.000m2 rừng phòng hộ để mở đường thi công thủy điện

Qua kết quả kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi phát hiện hơn 1.700m2 rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham bị đào bới, san ủi để làm đường vào hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long (xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).

Ngày 9/4, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi về kết quả kiểm tra tình trạng phá rừng phòng hộ khi thi công hạng mục hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long (xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ).

Qua kết quả kiểm tra tại lô 11, khoảnh 8, tiểu khu 371 và lô 4, khoảnh 5, tiểu khu 375 xã Ba Ngạc, cơ quan chức năng phát hiện hơn 1.700 m2 rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham bị đào bới, san ủi để làm đường vào hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long.

Trước đó, để thi công hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long, Công ty CP Xây lắp thủy điện Nước Long - Đức Bảo đã ký hợp đồng xây dựng hạng mục trên với Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo Kon Tum.

Tháng 5/2021, dù chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng, nhưng Công ty CP Xây lắp thủy điện Nước Long-Đức Bảo đã cho xe cơ giới “xẻ thịt,” lấn chiếm gần 5.000 m2 đất rừng trái phép và đất rừng phòng hộ để mở đường công vụ vào thi công hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long.

Tháng 5/2021, dù chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng, nhưng Công ty CP Xây lắp thủy điện Nước Long-Đức Bảo đã cho xe cơ giới “xẻ thịt,” lấn chiếm gần 5.000 m2 đất rừng trái phép và đất rừng phòng hộ để mở đường công vụ vào thi công hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long.

Sau đó, Công ty Đức Bảo Kon Tum ký hợp đồng với ông Vũ Văn Hào (trú xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) để thi công hạng mục san gạt đường vào đập bổ sung nước 2.

Trong quá trình thi công, ông Hào đã tự ý san gạt cây rừng, đào lấn vào diện tích rừng phòng hộ và đào, đắp đất lên tạo thành mặt đường, gây thiệt hại nặng nề diện tích rừng phòng hộ tại xã Ba Ngạc.

Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ và các cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Vũ Văn Hào về hành vi phá rừng trái phép với diện tích hơn 1.700 m2 rừng tự nhiên, được quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham.

Theo đó, ông Hào bị phạt hơn 87 triệu đồng và bị yêu cầu trồng lại rừng trên diện tích vi phạm.

Mặc dù, lực lượng chức năng đã cắm nhiều biển cảnh báo: “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng” nhưng ngay bên những biển cảnh báo là hàng loạt cây rừng ngã đổ, đất đá bị đào bới tan hoang để phục vụ thi công. Ảnh cây rừng bị đốn hạ chụp tháng 5/2021.

Mặc dù, lực lượng chức năng đã cắm nhiều biển cảnh báo: “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng” nhưng ngay bên những biển cảnh báo là hàng loạt cây rừng ngã đổ, đất đá bị đào bới tan hoang để phục vụ thi công. Ảnh cây rừng bị đốn hạ chụp tháng 5/2021.

Trước đó, vào tháng 5/2021, dù chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng, nhưng Công ty CP Xây lắp thủy điện Nước Long-Đức Bảo đã cho xe cơ giới “xẻ thịt,” lấn chiếm gần 5.000 m2 đất rừng trái pháp luật và đất rừng phòng hộ để mở đường công vụ vào thi công hầm bổ sung nước 2, dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên đến nay các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có biện pháp xử lý vi phạm.

Dự án thủy điện Nước Long có công suất 26 MW, nằm trên địa phận huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi). Dự án có diện tích hơn 18ha, trong đó tỉnh Kon Tum hơn 7,5ha, tỉnh Quảng Ngãi hơn 10,5ha.

Năm 2016, dự án thủy điện Nước Long do Công ty CP thủy điện Pờ Ê nghiên cứu khảo sát, làm chủ đầu tư và được các cấp ngành đánh giá là hiệu quả cao vì không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và không di dân.

Nhiều cây rừng bị đốn hạ - ảnh chụp vào tháng 5/2021

Nhiều cây rừng bị đốn hạ - ảnh chụp vào tháng 5/2021

Đến tháng 9/2017, dự án được chuyển từ Công ty CP thủy điện Pờ Ê sang Công ty CP thủy điện Nước Long - Đức Bảo làm chủ đầu tư và triển khai thi công dự án.

Mặc dù, trước khi triển khai, dự án được đánh giá không làm ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và lực lượng chức năng đã cắm nhiều biển cảnh báo: “Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng” nhưng ngay bên những biển cảnh báo là hàng loạt cây rừng ngã đổ, đất đá bị đào bới tan hoang để phục vụ thi công.

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/pha-gan-2000m2-rung-phong-ho-de-mo-duong-thi-cong-thuy-dien-post1524610.tpo