Phải chăng 'Lửa Địa Ngục' đã được Mỹ gọi đến để tiêu diệt tướng Iran?

Khả năng rất cao, loại vũ khí mang biệt danh 'Lửa Địa Ngục' đã được người Mỹ chọn cho chiến dịch không kích sát hại vị tướng lừng danh của lực lượng vũ trang Iran – Thiếu tướng Qasem Soleimani.

Rạng sáng ngày 3/1 (giờ Việt Nam), cả thế giới chấn động trước thông tin Mỹ thực hiện chiến dịch không kích sát hại thiếu tướng Qasem Soleimani – tư lệnh lực lượng Quds của Iran. Vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran được dự đoán 99% đẩy quan hệ Tehran – Washington leo thang căng thẳng hơn nữa, thậm chí người ta cho rằng hai bên ngày càng tiến gần tới xung đột vũ trang. Ảnh: Wikipedia

Rạng sáng ngày 3/1 (giờ Việt Nam), cả thế giới chấn động trước thông tin Mỹ thực hiện chiến dịch không kích sát hại thiếu tướng Qasem Soleimani – tư lệnh lực lượng Quds của Iran. Vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran được dự đoán 99% đẩy quan hệ Tehran – Washington leo thang căng thẳng hơn nữa, thậm chí người ta cho rằng hai bên ngày càng tiến gần tới xung đột vũ trang. Ảnh: Wikipedia

Tạm dừng lại việc phán đoán động thái tiếp sau của hai bên, thứ mà chúng tôi muốn đề cập trong bài này là việc Mỹ đã sử dụng loại vũ khí nào để tấn công một cách cực kỳ chính xác vào chiếc xe chở tướng Soleimani di chuyển trong đêm tối. Ảnh: Wikipedia

Tạm dừng lại việc phán đoán động thái tiếp sau của hai bên, thứ mà chúng tôi muốn đề cập trong bài này là việc Mỹ đã sử dụng loại vũ khí nào để tấn công một cách cực kỳ chính xác vào chiếc xe chở tướng Soleimani di chuyển trong đêm tối. Ảnh: Wikipedia

Ít giờ sau vụ tấn công, tờ New York Times đã tiết lộ "tác giả" thực hiện vụ không kích - đó chính là máy bay không người lái MQ-9 Reaper nổi tiếng của Không quân Mỹ. Đây cũng là loại UAV đáng sợ nhất ở khu vực Trung Đông, khi nó thường xuyên được Mỹ sử dụng cho các chiến dịch không kích nhắm vào các chỉ huy lực lượng quân sự tại "chảo lửa" này. Gần đây nhất, tháng 11/2015, MQ-9 đã sát hại một chỉ huy của IS - Mohammed Emwazi (còn được gọi là Jihadi John). Ảnh: Wikipedia

Ít giờ sau vụ tấn công, tờ New York Times đã tiết lộ "tác giả" thực hiện vụ không kích - đó chính là máy bay không người lái MQ-9 Reaper nổi tiếng của Không quân Mỹ. Đây cũng là loại UAV đáng sợ nhất ở khu vực Trung Đông, khi nó thường xuyên được Mỹ sử dụng cho các chiến dịch không kích nhắm vào các chỉ huy lực lượng quân sự tại "chảo lửa" này. Gần đây nhất, tháng 11/2015, MQ-9 đã sát hại một chỉ huy của IS - Mohammed Emwazi (còn được gọi là Jihadi John). Ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, loại vũ khí trực tiếp (tên lửa hay là bom) mà MQ-9 Reaper sử dụng cho phi vụ không kích chấn động những ngày đầu tiên của năm 2020 thì nhất quyết không được tiết lộ. Dù vậy, căn cứ vào trang bị của MQ-9 thì có thể phần nào đoán ra được Mỹ đã sử dụng thứ gì. Ảnh: Wikipedia

Tuy nhiên, loại vũ khí trực tiếp (tên lửa hay là bom) mà MQ-9 Reaper sử dụng cho phi vụ không kích chấn động những ngày đầu tiên của năm 2020 thì nhất quyết không được tiết lộ. Dù vậy, căn cứ vào trang bị của MQ-9 thì có thể phần nào đoán ra được Mỹ đã sử dụng thứ gì. Ảnh: Wikipedia

Đến 99% có thể khẳng định người Mỹ đã triệu hồi “Lửa Địa Ngục” để thiêu rụi chiếc SUV chở tướng Iran. Đấy là biệt danh của tên lửa không đối đất nổi tiếng nhất thế kỷ 21 của Mỹ - AGM-114 Hellfire. Ảnh: Wikipedia

Đến 99% có thể khẳng định người Mỹ đã triệu hồi “Lửa Địa Ngục” để thiêu rụi chiếc SUV chở tướng Iran. Đấy là biệt danh của tên lửa không đối đất nổi tiếng nhất thế kỷ 21 của Mỹ - AGM-114 Hellfire. Ảnh: Wikipedia

Theo thiết kế, mỗi chiếc UAV MQ-9 có khả năng mang được 4 tên lửa AGM-114 Hellfire và hai quả bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II. Cả hai loại này đều có độ chính xác cực cao. Nhưng với thông tin Mỹ đã sử dụng tên lửa thì chỉ có thể là Hellfire. Ảnh: Wikipedia

Theo thiết kế, mỗi chiếc UAV MQ-9 có khả năng mang được 4 tên lửa AGM-114 Hellfire và hai quả bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II. Cả hai loại này đều có độ chính xác cực cao. Nhưng với thông tin Mỹ đã sử dụng tên lửa thì chỉ có thể là Hellfire. Ảnh: Wikipedia

Hellfire được đưa vào sử dụng từ năm 1984 cho nhiệm vụ ban đầu là chống tăng, nhưng sau này nó tiếp tục được phát triển để đáp ứng nhiều loại nhiệm vụ khác bao gồm cả việc chống mục tiêu "mềm" hoặc phá các công trình kiên cố. Đơn giá mỗi quả (thời giá năm 2017) là khoảng 117.000 USD. Ảnh: Wikipedia

Hellfire được đưa vào sử dụng từ năm 1984 cho nhiệm vụ ban đầu là chống tăng, nhưng sau này nó tiếp tục được phát triển để đáp ứng nhiều loại nhiệm vụ khác bao gồm cả việc chống mục tiêu "mềm" hoặc phá các công trình kiên cố. Đơn giá mỗi quả (thời giá năm 2017) là khoảng 117.000 USD. Ảnh: Wikipedia

Hellfire có trọng lượng tương đối nhẹ so với sức mạnh nó mang lại - chỉ 45-49kg, dài 1,6m và lắp đầu đạn phá giáp 9,1kg hoặc đầu đạn nổ phá mảnh 8kg. Dẫu vậy, như thế là quá đủ, thậm chí thừa thãi với mục tiêu chỉ là một chiếc SUV không bọc thép hoặc có bọc thép hạng nhẹ. Ảnh: Wikipedia

Hellfire có trọng lượng tương đối nhẹ so với sức mạnh nó mang lại - chỉ 45-49kg, dài 1,6m và lắp đầu đạn phá giáp 9,1kg hoặc đầu đạn nổ phá mảnh 8kg. Dẫu vậy, như thế là quá đủ, thậm chí thừa thãi với mục tiêu chỉ là một chiếc SUV không bọc thép hoặc có bọc thép hạng nhẹ. Ảnh: Wikipedia

Tầm bắn của Hellfire 500m tới 11km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,3, trang bị đầu dẫn radar sóng mm hoặc laser bán chủ động cho độ chính xác cực cao. Với đầu dẫn sóng mm, thậm chí phi công chẳng cần phải quan tâm tới đạn khi nó tự bay tới mục tiêu. Ảnh: Wikipedia

Tầm bắn của Hellfire 500m tới 11km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,3, trang bị đầu dẫn radar sóng mm hoặc laser bán chủ động cho độ chính xác cực cao. Với đầu dẫn sóng mm, thậm chí phi công chẳng cần phải quan tâm tới đạn khi nó tự bay tới mục tiêu. Ảnh: Wikipedia

Còn về MQ-9, nó đã quá nổi tiếng, đây là UAV có khả năng tấn công đầu tiên của nước Mỹ. Nó được phát triển từ loại MQ-1 Predator với kích thước lớn hơn, nặng hơn nhưng cho phép mang nhiều thứ hơn gồm cả bom tên lửa, ngoài cảm biến dùng để khóa mục tiêu hay làm nhiệm vụ trinh sát theo thời gian thực. Ảnh: Wikipedia

Còn về MQ-9, nó đã quá nổi tiếng, đây là UAV có khả năng tấn công đầu tiên của nước Mỹ. Nó được phát triển từ loại MQ-1 Predator với kích thước lớn hơn, nặng hơn nhưng cho phép mang nhiều thứ hơn gồm cả bom tên lửa, ngoài cảm biến dùng để khóa mục tiêu hay làm nhiệm vụ trinh sát theo thời gian thực. Ảnh: Wikipedia

Chỉ với một động cơ tuabin cánh quạt đẩy sau TPE331-10 900hp, chiếc MQ-9 nặng hơn 4 tấn có thể bay trên trời liên tục 14 tiếng, trần bay tối đa tới 15km, tầm bay cực đại 1.900km, tốc độ tối đa 482km/h. Ảnh: Wikipedia

Chỉ với một động cơ tuabin cánh quạt đẩy sau TPE331-10 900hp, chiếc MQ-9 nặng hơn 4 tấn có thể bay trên trời liên tục 14 tiếng, trần bay tối đa tới 15km, tầm bay cực đại 1.900km, tốc độ tối đa 482km/h. Ảnh: Wikipedia

Phi hành đoàn của MQ-9 gồm 2 người ngồi trong cabin điều khiển tiện nghi, có máy lạnh, phục vụ nước ngọt bất cứ lúc nào và vô cùng bí mật ở một căn cứ nào đó cách xa hàng trăm đến cả nghìn km. Ảnh: Wikipedia

Phi hành đoàn của MQ-9 gồm 2 người ngồi trong cabin điều khiển tiện nghi, có máy lạnh, phục vụ nước ngọt bất cứ lúc nào và vô cùng bí mật ở một căn cứ nào đó cách xa hàng trăm đến cả nghìn km. Ảnh: Wikipedia

Video UAV MQ-9 phóng tên lửa chống tăng Brimstone. Nguồn: MBDA

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phai-chang-lua-dia-nguc-da-duoc-my-goi-den-de-tieu-diet-tuong-iran-1325876.html