Phải chuẩn bị đủ trường THPT cho học sinh có nguyện vọng
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại những thành phố lớn như Hà Nội luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội, bởi tỉ lệ cạnh tranh gay gắt. Điều này thường được lí giải bằng việc phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau Trung học cơ sở. Tuy nhiên, tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực 19/3, người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: không được phân luồng một cách ép buộc.
Chật vật xếp hàng để nộp hồ sơ vào trường THPT ngoài công lập là hình ảnh đáng nhớ và cũng đáng buồn của giáo dục Thủ đô năm qua. Bởi cơ hội vào THPT công lập chỉ dành cho hơn 1 nửa thí sinh dự tuyển, trong khi phụ huynh vẫn mong con được đi học văn hóa thay vì học nghề.
Không phải thiếu trường thiếu lớp, mà lí do được đưa ra nhiều nhất là phân luồng, hướng nghiệp sau THCS. Chỉ 60% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, 40% học sinh sẽ được phân luồng học nghề.
Thậm chí, việc phân luồng trở thành cái cớ để một số địa phương ngưng các nỗ lực đảm bảo cơ sở vật chất, đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh.
Nhiều vụ việc can thiệp thô bạo vào ước mơ của học trò, như định hướng, ép buộc học sinh không thi THPT mà chuyển sang thi nghề cũng đã xảy ra bởi chỉ tiêu này. Việc phân luồng, hướng nghiệp nhằm mang lại quyền lợi cho người học, vì vậy không thể trở thành cái cớ khiến việc tiếp cận giáo dục của nhiều em gặp khó khăn hơn.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!