Phạm Minh Hạnh - người yêu Xẩm đất Yên Nhân

Yên Mô là vùng đất nổi tiếng gắn với nghệ thuật hát Xẩm, nơi bảo tồn, lưu giữ di sản quý báu của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Hiện tại, vùng đất Yên Mô có rất nhiều người yêu thích nghệ thuật hát Xẩm và có ý thức trong việc gìn giữ, phát huy di sản tinh thần mà bà Hà Thị Cầu để lại. Một trong những con người như thế là anh Phạm Minh Hạnh, xã Yên Nhân.

Trao giải tại Liên hoan hát Xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc-Ninh Bình năm 2019. Ảnh: Minh Quang

Anh Phạm Minh Hạnh,sinh năm 1983, là một người khiếm thị bẩm sinh. Dường như có một quy luật bù trừ,ông trời chẳng cho anh đôi mắt sáng thì bù đắp cho anh đôi tai rất thính và mộttrí nhớ tuyệt vời. Cho nên ngay từ nhỏ, anh Hạnh đã rất yêu thích nghe các lànđiệu dân ca cổ truyền trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2001, cha anh Hạnh, vì thấu hiểu sự đam mêcủa người con trai và cũng để bù đắp sự thiệt thòi của người con, nên đã tìmđến tận phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình) gặp thầy Đào Liên, một ngươìrất giỏi về nhạc cụ dân tộc, xin cho người con trai được học nghề. Trải qua batháng thụ nghiệp, nhờ sự tận tâm truyền dạy của nhạc sỹ Đào Liên, người học tròđất Yên Nhân đã có thể sử dụng thành thạo bộ trống, các loại nhạc cụ đàn Nhị,đàn Nguyệt, kèn Tàu...

Nhờ chăm chỉ luyệntập và có một trí nhớ đặc biệt, anh Phạm Minh Hạnh không những chơi thành thạocác bản nhạc cổ mà còn có thể chơi nhiều làn điệu nhạc hiện đại chỉ sau vài balần nghe. Cũng nhờ vậy, mà trong các dịp biểu diễn văn nghệ tại địa phương, anhthường được thôn xóm cử tham gia các tiết mục độc tấu cổ nhạc. Ngón đàn ngọtngào, nhuần nhuyễn và mê hoặc của anh khiến nhiều người say mê và khâm phục.

Không những chỉ giỏi sử dụng các nhạc cụ dân tộc, anh Phạm Minh Hạnh còn làngười có chất giọng tốt và hát khá hay. Anh cũng là người hát được nhiều lànđiệu hát Văn, nên anh đã tham gia Câu lạc bộ hát Chèo, hát Xẩm, hát Văn của xaYễn Nhân với vai trò vừa là nhạc công, vừa là ca sỹ. Tại nhiều sự kiện chínhtrị của địa phương, các tiết mục văn nghệ của anh Phạm Minh Hạnh đều tạo được ấntượng tốt, nhận được sự đánh giá khá cao của khán giả và các nhà chuyên môn.

Ngoài việc tham gia các sinh hoạt văn nghệ tại địa phương, anh Hạnh chủ yếu mưusinh bằng việc chơi cổ nhạc phục vụ các đám hiếu, hát Văn tại các lễ hội khắptrong và ngoài tỉnh. Những người cùng làm nghề với anh Hạnh hay những ai từngtiếp xúc với anh đều có chung suy nghĩ, anh là người trung thực, thật thà vàrất tận tâm với nghề. Do vậy, bằng khả năng âm nhạc của mình, bằng thái độ laođộng một cách nghiêm túc đã mang lại cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cho anh.

Riêng đối với nghệ thuật hát Xẩm, người nghệ nhân khiếm thịđất Yên Nhân dành cho Xẩm một tình cảm đặc biệt. Anh là người thuộc nhiều lànđiệu Xẩm mà nghệ nhân Hà Thị Cầu truyền lại và cũng là một trong số hiếm hoinhững người yêu Xẩm Yên Mô có thể vừa hát vừa kéo nhị một cách nhuần nhuyễn. Anh Hạnh đã tham lớp học hát Chèo, hát Xẩm tổchức tại huyện Yên Mô do các nghệ sỹ, nhạc công của Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhàhát Chèo Ninh Bình truyền dạy...

Nhờ có năng khiếu đặc biệt, kết hợp sự hướngdẫn tận tình của các giáo viên giỏi, tâm huyết với nghệ thuật hát Xẩm, qua cáclớp tập huấn, kỹ năng biểu diễn của anh Hạnh được cải thiện đáng kể. Tại sựkiện chào mừng xã Yên Nhân tổ chức lễđón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào ngày 8/1/2017, tiết mục hát Xẩm của anh Phạm Minh Hạnh đã giành đượcấn tượng đặc biệt với người xem. Cũng vì vậy mà sau đó anh Phạm Minh Hạnh đượchuyện Yên Mô lựa chọn tham gia dự thi tại Liên hoan hát Xẩm các tỉnh khu vựcphía Bắc-Ninh Bình năm 2019. Tiết mục Xẩm “Theo Đảng trọn đời” do nghệ nhân HàThị Cầu sáng tác được anh Phạm Minh Hạnh biểu diễn tại Liên hoan đã gây xúcđộng cho nhiều người và giành giải C.

Giải thưởng đã có ý nghĩa động viên tinhthần rất lớn đối với anh Hạnh, giúp anh có thêm nghị lực, niềm tin tiếp tụcđồng hành với công cuộc gìn giữ, bảo tồn các làn điệu Xẩm, nhân lên tình yêucủa người nghệ sỹ khiếm thị với di sản tinh thần vô giá của quê hương Yên Mônói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung.

Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/pham-minh-hanhnguoi-yeu-xam-dat-yen-nhan-20200529022949381p3c23.htm