Phân bón NPK Văn Điển: Đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho cây cam thời kỳ thúc quả
Chăm sóc cây cam giai đoạn thời kỳ thúc quả rất quan trọng. Đây là giai đoạn quả cam phát triển rất mạnh mẽ, khả năng tích lũy đường bột trong quả tăng cao. Do yêu cầu đất đai, dinh dưỡng và đặc tính của cây cam nên nhiều vùng trồng cam tập trung lựa chọn dùng phân bón Văn Điển và đã cho hiệu quả cao.
Cây cam có thể trồng được ở nhiều nơi, song do bộ rễ cám hút dinh dưỡng chủ yếu lại phát triển trên lớp đất mặt từ độ sâu 50cm trở lên, ưa đất tơi xốp, thoáng khí nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và độ ẩm khá ổn định nên chỉ một số vùng có điều kiện đặc thù mới có thể thâm canh cam hiệu quả. Theo tính toán khoa học, trung bình một tấn quả cam lấy đi trong đất: 1,7kg N; 0,5kg P205; 3,2kg K và các chất trung và vi lượng.
Đất trồng cam thích hợp có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm pH từ: 5,5 - 6,5. Khi độ chua của đất pH thấp hơn 5,5 bộ rễ sẽ bị Fe, Al gây độc hại, cây dễ bị thiếu các yếu tố dinh dưỡng như: Ca, Mg, P và Mo, hoạt tính của các vi sinh vật đất cũng bị giảm thấp. Các dinh dưỡng vi lượng như Zn, Cu, Mn, Fe, B0, M0, C0....
Vi lượng còn có tác dụng cải tạo đất, giúp giảm số hạt, tăng hương vị, làm đẹp mã cho quả, góp phần gia tăng năng suất và chất lượng quả cam khi thu hoạch. Thiếu nguyên tố vi lượng làm cây mất cân đối về dinh dưỡng, dễ xảy ra bệnh khảm vàng lá, rụng hoa, rụng quả non, cây trồng hay mắc bệnh và phát triển không bình thường.
Do yêu cầu đất đai, dinh dưỡng và đặc tính của cây như trên nên nhiều vùng trồng cam tập trung đã lựa chọn dùng phân bón Văn Điển và cho hiệu quả rất cao. Lân Văn Điển có tỷ lệ Can xi, Ma nhê, Si lic khá cao nên có tác dụng khử chua, nâng dần độ pH của đất phù hợp với cây cam.
Đất trồng cam chủ yếu trồng trên đồi, vườn, bãi sông là nơi cao, dốc; dễ bị rửa trôi và thiếu các chất trung và vi lượng. Lân Văn Điển là loại lân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch a xít yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi.
Ngoài ra Lân Văn Điển còn bổ sung các chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây. Được sản xuất từ phân lân nung chảy Văn Điển nên các loại phân đa yếu tố NPK chuyên dụng bón cho cam khác với một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, ka li còn có các chất trung và vi lượng.
NPK Văn Điển cung cấp đủ 16 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng với tỷ lệ dinh dưỡng cao và cân đối. Đối với cam thời kỳ kinh doanh, lượng phân bón đầu tư tùy theo chất đất vùng miền, vào độ tuổi cây và năng suất thu hoạch hàng năm. Trong 1 năm, kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục, phân Văn Điển được chia làm 4 đợt bón:
Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả. Bón một gốc từ 10- 15kg phân hữu cơ, 3 - 5kg lân Văn Điển.
Ba đợt sau bón bằng loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 13;3:13 hoặc 12-8-12, 12-12-17.
Đợt 2: Vào khoảng tháng 3-4, sau đợt rụng quả sinh lý. Cam từ 4 đến 7 năm tuổi, bón một gốc 1 - 1,5kg; cam từ 8 - 11 năm tuổi, bón một gốc 1,5 - 2kg; cam trên 11 năm tuổi, bón một gốc 2,5 - 3kg.
Đợt 3: Vào tháng 6-7 bón nuôi quả sau khi đã ổn đinh số quả trên cây. Cam từ 4 - 7 năm, bón một gốc 1,5 - 2kg; cam từ 8 - 11 năm, bón một gốc 1,5 - 2kg; cam trên 11 năm, bón một gốc 2,5 - 3kg.
Đợt 4: Vào tháng 9-10, trước khi thu hoạch 1 - 1,5 tháng, bón phân đa yếu tố NPK 12:12:17 nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả, đặc biệt tăng trọng lượng quả và tăng chất lượng quả khi thu hoạch. Cam từ 4 - 7 năm bón một gốc 2 - 2,5kg; cam từ 8 - 11 năm, bón một gốc 2,5 - 3kg; cam trên 11 năm bón một gốc 3,5 - 4kg.
Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cam trong suốt cả niên vụ.
Bón phân Văn Điển giúp cây cam phát triển khỏe, cân đối, lá màu xanh, sáng, bản lá dầy, ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn, đồng đều, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, đặc biệt khi chín màu vỏ vàng thẫm rất hấp dẫn, năng suất cao, độ ngọt tăng, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.
Cách bón phân thúc:
* Nếu sau thu quả vụ trước mà đã tạo rạch rồi bón phân lân nung chảy và phân hữu cơ ủ mục, thì nay bón phân thúc theo rạch cũ: rải phân theo rạch rồi lấp đất, lá cây che kín phân.
* Có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm, rải phân rồi lấp đất, nếu khô phải tưới nước; có thể ngâm phân cho tan rồi hòa nước để tưới.