Phần lớn doanh nghiệp thận trọng trong tuyển dụng
Theo tổng hợp tại Báo cáo 'Lương và Thị trường Lao động 2025' của Navigos Group, thị trường lao động Việt Nam năm 2024 ghi nhận những tín hiệu tích cực với lực lượng lao động đạt 53,2 triệu người, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 28,3%. mặc dù có xu hướng tăng tuyển dụng, nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn thận trọng.

Theo nhận định, trong năm 2025, mặc dù có xu hướng tăng tuyển dụng, nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn thận trọng,
Thu nhập trung bình tăng 8,6%, đạt 7,7 triệu đồng/tháng, nhưng vẫn còn sự chênh lệch giữa các nhóm lao động (nam – nữ; thành thị - nông thôn). Tỉ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp 2,24%, song lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn vẫn cao.
Đồng thời 63,5% người lao động ghi nhận mức thu nhập tăng trong năm 2024. Trong đó, 23,3% có mức tăng trên 10%, và 10,2% đạt mức tăng vượt 20%. Tuy nhiên, 13,3% lao động ghi nhận mức giảm thu nhập, với 3,7% chịu mức giảm trên 20%.
Trong năm 2025, mặc dù có xu hướng tăng tuyển dụng, nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn thận trọng, với chỉ 37,36% có kế hoạch tuyển thêm dưới 10% nhân sự và 29,81% dự kiến tăng từ 10% đến dưới 20%. Điều này cho thấy sự thận trọng trong tối ưu hóa nguồn lực.
Báo cáo cũng cho thấy, sang năm 2025, 78,92% người lao động ưu tiên lương, trong khi chỉ có 37,09% người lao động ưu tiên cơ hội thăng tiến và chính sách thưởng là 28,19%, cho thấy nhu cầu của người lao động không chỉ về thu nhập mà còn về lộ trình phát triển rõ ràng.
Báo cáo cũng nhấn mạnh sự bùng nổ của công nghệ AI trong quá trình tìm kiếm việc làm và xu hướng làm việc linh hoạt. Bên cạnh đó, mô hình làm việc linh hoạt, đặc biệt là làm việc 4 ngày/tuần, đang trở thành xu hướng toàn cầu nhằm nâng cao năng suất và cân bằng công việc - cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xem xét áp dụng mô hình này để thu hút nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Những xu hướng này cho thấy trong năm 2025, người lao động cần chủ động cập nhật công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh, trong khi doanh nghiệp phải có chiến lược nhân sự linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Bên cạnh đó, phát triển bền vững (ESG - Môi trường, Xã hội và Quản trị) đã không còn là một xu hướng đơn thuần mà trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Trong năm 2025, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh các sáng kiến ESG nhằm thu hút nhân sự, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc có trách nhiệm và bền vững.
Bên cạnh đó, ngành logistics tại Việt Nam cũng đang thiếu hụt nhân sự, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng hải và kho bãi, trong khi công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh nhờ chính sách thu hút đầu tư và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Đáng chú ý, Việt Nam đang có cơ hội trở thành trung tâm nhân sự chip bán dẫn khi các tập đoàn công nghệ lớn như Nvidia gia tăng sự hiện diện tại đây.
“Để tận dụng tối đa những cơ hội này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, chính phủ và các cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư vào kỹ năng chuyên môn và công nghệ sẽ là chìa khóa để Việt Nam khẳng định vị thế trong giai đoạn phát triển mới”, báo cáo nhận định.
Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/phan-lon-doanh-nghiep-than-trong-trong-tuyen-dung-160733.html