Phân tích lượng vi nhựa có trong vùng biển tại Nam Cực
Các nhà khoa học đang phân tích lượng vi nhựa có trong nước biển tại các khu vực ở Nam Cực. Dự án sẽ sử dụng khoa học hạt nhân để nghiên cứu vùng nước, trầm tích và thậm chí cả chất thải của chim cánh cụt.
Dự án được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên Hợp Quốc và Viện Nam Cực Argentina (IAA) tiến hành. Đây là là một phần của Sáng kiến Nhựa NUTEC của IAEA nhằm xem xét ô nhiễm vi nhựa ở các nước trên thế giới.
Chương trình sẽ sử dụng tàu phá băng Almirante Irízar của Argentina và các nhà khoa học sẽ lấy mẫu từ phân chim cánh cụt, trầm tích từ đáy biển và từ nước xung quanh dải băng để phân tích tại Căn cứ Carlini của Argentina ở Nam Cực. Từ đó, các nhà khoa học sẽ theo dõi mức độ ô nhiễm vi nhựa trên Biển Nam Cực và nghiên cứu cách phân hủy sinh học và ngăn ngừa ô nhiễm vi nhựa ở Nam Cực.
Dự kiến, những chiếc tàu phá băng khác sẽ được gửi đến trung tâm nghiên cứu của IAEA ở Monaco.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!