Pháo tự động R-23M được lắp trên trạm vũ trụ

Theo The Drive, Liên Xô là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa vũ khí vào vũ trụ với mục đích phòng Mỹ tấn công.

Vũ khí Liên xô đưa vào vũ trụ là khẩu pháo tự động R-23M cỡ nòng 23mm được lắp đặt trên trạm vũ trụ quỹ đạo Salyut-3 (Almaz-2). Khẩu pháo này được thiết kế dựa trên pháo tự động hàng không thuộc hệ thống của Aron Richter, Liên Xô đã lên kế hoạch bảo vệ Salyut-3 trong trường hợp bị tàu vũ trụ Mỹ tấn công.

Khẩu pháo R-23M.

Khẩu pháo R-23M.

Trạm Salyut-3 được phóng vào ngày 26/6/1974. Tổ hợp được gắn cố định trên tàu vũ trụ. Hướng vũ khí về phía mục tiêu được thực hiện bằng cách quay toàn bộ con tàu. Việc xạ kích được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa từ vị trí trung tâm của tàu vũ trụ.

Vài ngày sau, tàu vũ trụ Soyuz cùng phi hành đoàn gồm Popovich và Artyukhina ghép với Almaz-2. Vì nhiều lý do, súng đã không được phi hành đoàn thử nghiệm. Việc bắn súng chỉ được thực hiện vào ngày 25/1/1975 - ngay trước khi trạm Salyut-3 rời quỹ đạo.

Ngay sau khi phanh, theo lệnh từ Trái đất, một vài phát súng đã được bắn. Các thử nghiệm đã thành công, đạn pháo bắn vào bầu khí quyển và bị đốt cháy ngay. Trong vài phút tiếp theo, nguyên mẫu pháo cũng bị đốt cháy trong lớp khí quyển dày đặc cùng với tàu vũ trụ.

Các thử nghiệm trên vừa là đầu tiên và cũng là cuối cùng, dự án không được tiếp tục phát triển. Sau đó, trạm vũ trụ quân sự tiên tiến hơn Salyut-5 được trang bị tên lửa không gian, có tầm bắn hơn 100km, lớn hơn nhiều so với 3km của pháo không gian, của cùng một phòng thiết kế, do A.E. Nudelman.

Nhưng về sau, toàn bộ chương trình quân sự có người lái đã bị loại bỏ và vũ khí cho tàu vũ trụ cũng bị từ bỏ. Các trạm Almaz vẫn được sử dụng cho mục đích hòa bình - đầu tiên được chuyển đổi thành trạm Mir, sau đó là Trạm vũ trụ quốc tế. Lá chắn-1/R-23M/Kartech đã và vẫn sẽ là pháo vũ trụ duy nhất.

Đến nay, không có vũ khí trên quỹ đạo. Gần 45 năm trôi qua kể từ lần thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng của pháo vũ trụ. Cho đến hiện tại, lịch sử chi tiết và chính xác của dự án vũ khí này chưa đầy đủ.

Hy vọng trong tương lai, ngành công nghiệp vũ trụ, tên lửa và pháo binh Nga sẽ tiết lộ về một trong những dự án đáng chú ý nhất và trả lời các câu hỏi còn lại. Dù rất quan trọng đối với lịch sử, Salyut-3 và các dự án táo bạo khác vẫn đang dần lui vào lãng quên.

Theo Thanh Hà/Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/phao-tu-dong-r-23m-duoc-lap-tren-tram-vu-tru/20210226071630845