Pháp - Anh sẽ đưa 'lính gìn giữ hòa bình' tới Ukraine vào năm 2025?

Lính gìn giữ hòa bình NATO sẽ hiện diện trên lãnh thổ Ukraine trong trường hợp một thỏa thuận ngừng bắn được thiết lập.

Pháp và Anh bắt đầu thảo luận về khả năng triển khai quân đội của họ trên lãnh thổ Ukraine dưới dạng lính gìn giữ hòa bình quốc tế, như một sự đảm bảo an ninh cho Kyiv.

Pháp và Anh bắt đầu thảo luận về khả năng triển khai quân đội của họ trên lãnh thổ Ukraine dưới dạng lính gìn giữ hòa bình quốc tế, như một sự đảm bảo an ninh cho Kyiv.

Theo một nguồn tin cấp cao trong NATO, ý tưởng là triển khai lực lượng quân sự dọc theo đường liên lạc để giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn, nếu văn bản này được thiết lập như một phần của các cuộc đàm phán hòa bình.

Theo một nguồn tin cấp cao trong NATO, ý tưởng là triển khai lực lượng quân sự dọc theo đường liên lạc để giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn, nếu văn bản này được thiết lập như một phần của các cuộc đàm phán hòa bình.

Cần lưu ý các cuộc thảo luận với nội dung như trên đang diễn ra ở cấp quốc gia, giữa chính phủ Pháp và Anh, nằm ngoài khuôn khổ Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Cần lưu ý các cuộc thảo luận với nội dung như trên đang diễn ra ở cấp quốc gia, giữa chính phủ Pháp và Anh, nằm ngoài khuôn khổ Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Mục tiêu mà hai nước theo đuổi là tạo điều kiện để giám sát hiệu quả việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng mà theo đánh giá, có thể là yếu tố chính giúp ổn định tình hình trong khu vực.

Mục tiêu mà hai nước theo đuổi là tạo điều kiện để giám sát hiệu quả việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng mà theo đánh giá, có thể là yếu tố chính giúp ổn định tình hình trong khu vực.

Ngoài ra hai bên được cho là cũng đang bàn thảo về việc phát triển những phương án cụ thể để nhận được sự hỗ trợ từ các đồng minh châu Âu, nhằm đảm bảo họ tham gia vào sứ mệnh hòa giải.

Ngoài ra hai bên được cho là cũng đang bàn thảo về việc phát triển những phương án cụ thể để nhận được sự hỗ trợ từ các đồng minh châu Âu, nhằm đảm bảo họ tham gia vào sứ mệnh hòa giải.

Những nỗ lực này có liên quan chặt chẽ với các sáng kiến của chính quyền Tổng thống mới đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump - người được kỳ vọng sẽ trở thành trung gian hòa giải chủ chốt trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Những nỗ lực này có liên quan chặt chẽ với các sáng kiến của chính quyền Tổng thống mới đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump - người được kỳ vọng sẽ trở thành trung gian hòa giải chủ chốt trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Bên cạnh đó, vai trò của Pháp và Anh có thể mang tính quyết định trong việc đạt được sự thỏa hiệp giữa các bên trong cuộc xung đột, bởi dù sao đi nữa đây cũng là hai cường quốc quân sự và kinh tế tại châu Âu, với kho vũ khí hạt nhân đáng kể.

Bên cạnh đó, vai trò của Pháp và Anh có thể mang tính quyết định trong việc đạt được sự thỏa hiệp giữa các bên trong cuộc xung đột, bởi dù sao đi nữa đây cũng là hai cường quốc quân sự và kinh tế tại châu Âu, với kho vũ khí hạt nhân đáng kể.

Đại diện chính thức của Paris và London cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận, nhưng các chuyên gia lưu ý rằng bước đi như vậy rõ ràng đòi hỏi sự phối hợp nghiêm túc và xác định thật chính xác về nhiệm vụ của sự hiện diện quốc tế.

Đại diện chính thức của Paris và London cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận, nhưng các chuyên gia lưu ý rằng bước đi như vậy rõ ràng đòi hỏi sự phối hợp nghiêm túc và xác định thật chính xác về nhiệm vụ của sự hiện diện quốc tế.

Điều quan trọng nữa cần phải xét đến là việc triển khai quân đội NATO trên đất Ukraine có thể gây ra những phản ứng trái chiều, ngay cả trong chính nội bộ các nước châu Âu và dĩ nhiên là cả ở Nga.

Điều quan trọng nữa cần phải xét đến là việc triển khai quân đội NATO trên đất Ukraine có thể gây ra những phản ứng trái chiều, ngay cả trong chính nội bộ các nước châu Âu và dĩ nhiên là cả ở Nga.

Trong diễn biến liên quan, Liên minh châu Âu vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có hay không sẽ gửi đơn vị quân đội của các nước thành viên tới Ukraine, nhưng vẫn không loại trừ khả năng như vậy.

Trong diễn biến liên quan, Liên minh châu Âu vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có hay không sẽ gửi đơn vị quân đội của các nước thành viên tới Ukraine, nhưng vẫn không loại trừ khả năng như vậy.

Đại diện Cơ quan Ngoại giao EU - bà Anna Kaisa Itkonen nhấn mạnh trong cuộc họp báo ở Brussels rằng Liên minh sẵn sàng hỗ trợ Kyiv “miễn là cảm thấy điều đó cần thiết”.

Đại diện Cơ quan Ngoại giao EU - bà Anna Kaisa Itkonen nhấn mạnh trong cuộc họp báo ở Brussels rằng Liên minh sẵn sàng hỗ trợ Kyiv “miễn là cảm thấy điều đó cần thiết”.

Trong tuyên bố của mình, bà Itkonen nhấn mạnh rằng mọi quyết định triển khai quân đội đều phải nhận được sự đồng ý của tất cả các nước thành viên EU, đồng thời nói rõ: “Hiện tại chưa có quyết định nào như vậy".

Trong tuyên bố của mình, bà Itkonen nhấn mạnh rằng mọi quyết định triển khai quân đội đều phải nhận được sự đồng ý của tất cả các nước thành viên EU, đồng thời nói rõ: “Hiện tại chưa có quyết định nào như vậy".

Tuy nhiên nhà ngoại giao này chỉ ra rằng các cuộc thảo luận về nhiều kịch bản khác nhau đang diễn ra và nhấn mạnh thêm: “Tất cả các phương án đều đã được cân nhắc một cách kỹ lưỡng”.

Tuy nhiên nhà ngoại giao này chỉ ra rằng các cuộc thảo luận về nhiều kịch bản khác nhau đang diễn ra và nhấn mạnh thêm: “Tất cả các phương án đều đã được cân nhắc một cách kỹ lưỡng”.

Bình luận này được đưa ra trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng đối với Liên minh châu Âu từ Ukraine và một số đồng minh nhằm yêu cầu hỗ trợ tích cực hơn.

Bình luận này được đưa ra trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng đối với Liên minh châu Âu từ Ukraine và một số đồng minh nhằm yêu cầu hỗ trợ tích cực hơn.

Kyiv đã nhiều lần kêu gọi EU tăng cường không chỉ hỗ trợ tài chính và quân sự mà còn xem xét khả năng tham gia trực tiếp của binh sĩ phương Tây vào cuộc xung đột.

Kyiv đã nhiều lần kêu gọi EU tăng cường không chỉ hỗ trợ tài chính và quân sự mà còn xem xét khả năng tham gia trực tiếp của binh sĩ phương Tây vào cuộc xung đột.

Bạch Dương

Theo Reporter

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phap-anh-se-dua-linh-gin-giu-hoa-binh-toi-ukraine-vao-nam-2025-post597267.antd