Pháp đầu tư 1,7 tỷ euro vào uranium

Công ty năng lượng hạt nhân Orano (Pháp) đang đầu tư 1,7 tỷ euro để tăng công suất làm giàu uranium và giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Hôm thứ Năm, hội đồng quản trị của Orano đã phê duyệt việc tăng công suất sản xuất 30% cho nhà máy Tricastin của họ ở miền Nam nước Pháp – địa điểm công nghệ hạt nhân lớn nhất châu Âu. Dự án và nguồn tài chính tiếp theo của công ty này sẽ cho phép Pháp thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

 Ảnh: AFP.

Ảnh: AFP.

Ông Claude Imauven, Chủ tịch hội đồng quản trị của Orano, cho biết trong một tuyên bố: “Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, mục đích của việc tăng cường năng lực làm giàu uranium là nhằm củng cố chủ quyền năng lượng của phương Tây ở Paris”.

Công ty đa quốc gia của Pháp, chuyên về chu trình nhiên liệu hạt nhân, cho biết năng lực sản xuất uranium tăng lên của họ sẽ cho phép họ cung cấp năng lượng cho 120 triệu hộ gia đình.

Uranium đã được làm giàu có hiệu quả sản xuất năng lượng cao hơn uranium tự nhiên vì phản ứng phân hạch của nó (các nguyên tử nổ tung và tạo ra nhiệt) dễ dàng thu được hơn - từ đó tạo ra năng lượng hạt nhân.

Hiện có bốn nhóm làm giàu uranium trên khắp thế giới, Orano là nhóm nhỏ nhất với hoạt động chiếm 12% thị trường toàn cầu. Công ty quốc gia Trung Quốc CNNC đứng thứ hai (14%), tiếp theo là tập đoàn châu Âu Urenco (31%).

Đứng đầu thế giới là Rosatom của Nga, nơi sản xuất 43% lượng uranium làm giàu của thế giới.

Cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới rằng độc lập năng lượng quan trọng như thế nào.

Sự thiếu chuẩn bị trong lĩnh vực đó đã góp phần lớn vào rủi ro cho nguồn năng lượng và hậu quả của các cuộc khủng hoảng sinh hoạt mà châu Âu hiện đang phải trải qua.

Kể từ tháng 3 năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Mặc dù khối đã thực hiện một số bước quan trọng nhưng sự thay đổi như vậy cần có thời gian: EU có kế hoạch chấm dứt xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2027.

Lê Na (Theo Euronews)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/phap-dau-tu-17-ty-euro-vao-uranium-post269460.html