Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập tổ chức SCO, Mỹ và NATO sẽ có phản ứng gì?

Việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có thể khiến quan hệ với Mỹ và NATO rẽ sang một nhánh khác.

Ngay sau khi trở về từ Kazakhstan, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Tổ chức SCO, Tổng thống Recep Erdogan đã nói về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh này.

Ngay sau khi trở về từ Kazakhstan, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Tổ chức SCO, Tổng thống Recep Erdogan đã nói về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh này.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng bản thân ông coi việc phát triển quan hệ với Nga và Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là điều rất quan trọng.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng bản thân ông coi việc phát triển quan hệ với Nga và Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là điều rất quan trọng.

Theo quan điểm của ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ nên trở thành đối tác đầy đủ của Tổ chức SCO, tương tự như cách Iran, Pakistan và một số quốc gia khác đã làm trong thời gian vừa qua.

Theo quan điểm của ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ nên trở thành đối tác đầy đủ của Tổ chức SCO, tương tự như cách Iran, Pakistan và một số quốc gia khác đã làm trong thời gian vừa qua.

"SCO có 9 thành viên thường trực, Thổ Nhĩ Kỳ hiện không nằm trong số những quốc gia này, có thể phải mất một thời gian để đạt được tư cách cần thiết", ông Erdogan lưu ý trong cuộc trò chuyện với đại diện giới truyền thông.

"SCO có 9 thành viên thường trực, Thổ Nhĩ Kỳ hiện không nằm trong số những quốc gia này, có thể phải mất một thời gian để đạt được tư cách cần thiết", ông Erdogan lưu ý trong cuộc trò chuyện với đại diện giới truyền thông.

Tổng thống Erdogan cũng gợi ý rằng bản thân sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Syria trong chuyến thăm Ankara của hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Bashar al-Assad.

Tổng thống Erdogan cũng gợi ý rằng bản thân sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Syria trong chuyến thăm Ankara của hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Bashar al-Assad.

Cùng với đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cần phải chấm dứt tình trạng đối đầu ở Ukraine, trước khi xung đột tại đây phát triển thành một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Cùng với đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cần phải chấm dứt tình trạng đối đầu ở Ukraine, trước khi xung đột tại đây phát triển thành một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Ngoài trở thành thành viên Tổ chức SCO, việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS là điều đã được mang ra thảo luận tại cuộc họp mở rộng của các bộ trưởng ngoại giao của nhóm, diễn ra tại thành phố Nizhny Novgorod của Nga.

Ngoài trở thành thành viên Tổ chức SCO, việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS là điều đã được mang ra thảo luận tại cuộc họp mở rộng của các bộ trưởng ngoại giao của nhóm, diễn ra tại thành phố Nizhny Novgorod của Nga.

Ngoại trưởng Hakan Fidan lần đầu tiên cho biết về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS trong chuyến thăm Trung Quốc, Ankara rất muốn có tư cách thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi.

Ngoại trưởng Hakan Fidan lần đầu tiên cho biết về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS trong chuyến thăm Trung Quốc, Ankara rất muốn có tư cách thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi.

Chưa dừng lại đây, trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao thuộc nhóm BRICS+ tại Nizhny Novgorod, ông Hakan Fidan cũng tham dự và đưa ra một số phát biểu quan trọng.

Chưa dừng lại đây, trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao thuộc nhóm BRICS+ tại Nizhny Novgorod, ông Hakan Fidan cũng tham dự và đưa ra một số phát biểu quan trọng.

Giới phân tích cho rằng chuyến công tác của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga chính là bước đệm quan trọng để Ankara sớm trở thành thành viên của tổ chức BRICS, thậm chí ngay trong năm 2024.

Giới phân tích cho rằng chuyến công tác của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga chính là bước đệm quan trọng để Ankara sớm trở thành thành viên của tổ chức BRICS, thậm chí ngay trong năm 2024.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cân nhắc việc gia nhập BRICS trong năm 2024 khi Nga giữ cương vị chủ tịch khối. Nhóm các nền kinh tế mới nổi có thể trở thành sự thay thế xứng đáng cho Liên minh châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cân nhắc việc gia nhập BRICS trong năm 2024 khi Nga giữ cương vị chủ tịch khối. Nhóm các nền kinh tế mới nổi có thể trở thành sự thay thế xứng đáng cho Liên minh châu Âu.

Cần nhấn mạnh từ năm 1999, Ankara đã nỗ lực để có tư cách thành viên Liên minh châu Âu nhưng Brussels đã trì hoãn vấn đề trên vô thời hạn, điều này khiến Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra rất thất vọng, xen lẫn với cảm giác tức giận.

Cần nhấn mạnh từ năm 1999, Ankara đã nỗ lực để có tư cách thành viên Liên minh châu Âu nhưng Brussels đã trì hoãn vấn đề trên vô thời hạn, điều này khiến Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra rất thất vọng, xen lẫn với cảm giác tức giận.

Mặc dù ở một mức độ nhất định, Thổ Nhĩ Kỳ được kết nối với Liên minh châu Âu bằng một thỏa thuận về thuế hải quan, nhưng trên thực tế Ankara còn lâu mới hội nhập được với EU như cách đây một phần tư thế kỷ.

Mặc dù ở một mức độ nhất định, Thổ Nhĩ Kỳ được kết nối với Liên minh châu Âu bằng một thỏa thuận về thuế hải quan, nhưng trên thực tế Ankara còn lâu mới hội nhập được với EU như cách đây một phần tư thế kỷ.

Nguyên nhân chính thu hút Thổ Nhĩ Kỳ đến với BRICS là cơ hội thảo luận bình đẳng về các vấn đề chung trong khuôn khổ hiệp hội này, thay vì chỉ ở "chiếu dưới" như trong quan hệ với nhiều nước phương Tây hùng mạnh hơn.

Nguyên nhân chính thu hút Thổ Nhĩ Kỳ đến với BRICS là cơ hội thảo luận bình đẳng về các vấn đề chung trong khuôn khổ hiệp hội này, thay vì chỉ ở "chiếu dưới" như trong quan hệ với nhiều nước phương Tây hùng mạnh hơn.

Mặc dù thực hiện "chính sách hướng Đông" nhưng cần phải lưu ý, Ankara vẫn là thành viên của NATO - liên minh quân sự hùng mạnh của các quốc gia phương Tây.

Mặc dù thực hiện "chính sách hướng Đông" nhưng cần phải lưu ý, Ankara vẫn là thành viên của NATO - liên minh quân sự hùng mạnh của các quốc gia phương Tây.

Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tiến gần hơn đến "các liên minh thân Nga" có thể gây ra phản ứng gay gắt từ phía Mỹ, hoặc việc gia nhập SCO cũng có thể dẫn đến nhánh rẽ khác trong mối quan hệ với NATO khi đã có nhiều tín hiệu cảnh báo.

Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tiến gần hơn đến "các liên minh thân Nga" có thể gây ra phản ứng gay gắt từ phía Mỹ, hoặc việc gia nhập SCO cũng có thể dẫn đến nhánh rẽ khác trong mối quan hệ với NATO khi đã có nhiều tín hiệu cảnh báo.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-muon-gia-nhap-to-chuc-sco-my-va-nato-se-co-phan-ung-gi-post582142.antd