Phát hiện 20 ngôi mộ cổ ở Ai Cập, bí mật dần hé lộ

Tại địa điểm khảo cổ Tel El-Deir ở tỉnh Damietta, Ai Cập, một phái đoàn khảo cổ của Ai Cập đã phát hiện về 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (từ năm 664 cho đến năm 332 trước Công nguyên).

Một số ngôi mộ cổ được làm bằng gạch bùn, trong khi một vài thi hài khác được chôn cất hết sức đơn giản.

Một số ngôi mộ cổ được làm bằng gạch bùn, trong khi một vài thi hài khác được chôn cất hết sức đơn giản.

Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziri khẳng định “đây là một khám phá khoa học và khảo cổ rất quan trọng vì nó sẽ viết lại lịch sử của Damietta”.

Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziri khẳng định “đây là một khám phá khoa học và khảo cổ rất quan trọng vì nó sẽ viết lại lịch sử của Damietta”.

Ông cho biết thêm những ngôi mộ gạch bùn có thể có niên đại từ thời kỳ cai trị của các Pharaoh Saites thuộc Vương triều thứ 26 (từ năm 664 đến năm 525 trước Công nguyên).

Ông cho biết thêm những ngôi mộ gạch bùn có thể có niên đại từ thời kỳ cai trị của các Pharaoh Saites thuộc Vương triều thứ 26 (từ năm 664 đến năm 525 trước Công nguyên).

Tell El Deir là một nghĩa địa rộng lớn được sử dụng qua nhiều thời kỳ, bắt đầu từ Vương triều thứ 26 của Ai Cập và qua các thời kỳ Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã.

Tell El Deir là một nghĩa địa rộng lớn được sử dụng qua nhiều thời kỳ, bắt đầu từ Vương triều thứ 26 của Ai Cập và qua các thời kỳ Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã.

Những ngôi mộ này là phát hiện khoa học và khảo cổ quan trọng cho lịch sử của khu vực, theo Mostafa Waziri, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập. Chúng cấu tạo từ những chiếc hố đơn giản hoặc được bọc bằng gạch bùn.

Những ngôi mộ này là phát hiện khoa học và khảo cổ quan trọng cho lịch sử của khu vực, theo Mostafa Waziri, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập. Chúng cấu tạo từ những chiếc hố đơn giản hoặc được bọc bằng gạch bùn.

Trong mộ, nhóm chuyên gia tìm thấy nhiều lá vàng dùng để phủ lên hài cốt. Lá vàng mang hình dạng của các vị thần Ai Cập Isis, Heqat, Bastet, Horus và con mắt của Horus.

Trong mộ, nhóm chuyên gia tìm thấy nhiều lá vàng dùng để phủ lên hài cốt. Lá vàng mang hình dạng của các vị thần Ai Cập Isis, Heqat, Bastet, Horus và con mắt của Horus.

Hàng loạt bùa hộ mệnh với nhiều hình dạng như bọ hung, hai chiếc lông vũ của thần Amun và một số vị thần khác, cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ. Ngoài ra còn có những mẫu nhỏ của bình canopic dùng để lưu giữ nội tạng người chết và tượng 4 người con trai của thần Horus.

Hàng loạt bùa hộ mệnh với nhiều hình dạng như bọ hung, hai chiếc lông vũ của thần Amun và một số vị thần khác, cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ. Ngoài ra còn có những mẫu nhỏ của bình canopic dùng để lưu giữ nội tạng người chết và tượng 4 người con trai của thần Horus.

Theo Ayman Ashmawy, người đứng đầu bộ phận cổ vật Ai Cập tại Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, những ngôi mộ có thể tồn tại từ Vương triều thứ 26 vì kiểu dáng và vật dụng bên trong được sử dụng phổ biến trong thời kỳ này.

Theo Ayman Ashmawy, người đứng đầu bộ phận cổ vật Ai Cập tại Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, những ngôi mộ có thể tồn tại từ Vương triều thứ 26 vì kiểu dáng và vật dụng bên trong được sử dụng phổ biến trong thời kỳ này.

Nhóm khảo cổ đang tiếp tục làm việc tại nghĩa địa Tell El Deir vì vẫn còn nhiều lớp cát cần khám phá.

Nhóm khảo cổ đang tiếp tục làm việc tại nghĩa địa Tell El Deir vì vẫn còn nhiều lớp cát cần khám phá.

Những năm qua, các chuyên gia đã tìm thấy mộ từ các nền văn minh khác từng hiện diện ở Ai Cập, bao gồm cả Hy Lạp và La Mã, tại di chỉ Tell El Deir. Ví dụ, năm 2019, họ phát hiện nhiều đồng tiền vàng từ thời Đông La Mã và những bức tượng ushabti nhỏ mang con dấu hoàng gia của Psamtik II, một pharaoh thuộc Vương triều thứ 26.

Những năm qua, các chuyên gia đã tìm thấy mộ từ các nền văn minh khác từng hiện diện ở Ai Cập, bao gồm cả Hy Lạp và La Mã, tại di chỉ Tell El Deir. Ví dụ, năm 2019, họ phát hiện nhiều đồng tiền vàng từ thời Đông La Mã và những bức tượng ushabti nhỏ mang con dấu hoàng gia của Psamtik II, một pharaoh thuộc Vương triều thứ 26.

Trước đó, cũng tại Tel El-Deir, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một số ngôi mộ thuộc các thời đại khác nhau.

Trước đó, cũng tại Tel El-Deir, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một số ngôi mộ thuộc các thời đại khác nhau.

Những ngôi mộ này cho thấy các hình thức nghi lễ chôn cất rất khác biệt được thực hiện bởi những cư dân sinh sống trong khu vực trong suốt chiều dài lịch sử của Ai Cập.

Những ngôi mộ này cho thấy các hình thức nghi lễ chôn cất rất khác biệt được thực hiện bởi những cư dân sinh sống trong khu vực trong suốt chiều dài lịch sử của Ai Cập.

Xem thêm video: Vén màn bí ẩn hình xăm trên xác ướp thai phụ Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-20-ngoi-mo-co-o-ai-cap-bi-mat-dan-he-lo-1793964.html