Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Collin Christy từ Khoa Thiên văn, Đại học Bang Ohio - Mỹ và các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu từ ASAS-SN cũng như từ sứ mệnh ESA’s Gaia, Khảo sát Bầu trời 2 Micron (2MASS) và danh mục AllWISE
Họ đã sử dụng một thuật toán máy tính để tạo ra danh sách 1,5 triệu "ứng cử viên" sao biến hình từ danh mục khoảng 55 triệu ngôi sao biệt lập. Kết quả thu được cho thấy có tổng cộng 378.861 ngôi sao biến hình trong vùng trời được quan sát.
Trong số 378.861 ngôi sao biến hình, có 116.027 cái chưa từng được biết đến trước đây. Trong 116.027 sao biến hình mới có hơn 111.000 cái là dạng biến đổi tuần hoàn và 5.000 cái là dạng biến đổi không thường xuyên.
"Sao biến hình", hay những ngôi sao biến thiên, là dạng sao có độ sáng biến đổi theo thời gian, thường là mờ dần, khiến hình dạng của chúng trong góc quan sát từ Trái Đất trông như bị thay đổi.
"Các ngôi sao biến hình giống như một phòng thí nghiệm sao. Chúng là những nơi chúng ta có thể nghiên cứu và tìm hiểu thêm về cách các ngôi sao thực sự hoạt động cũng như những yếu tố phức tạp nhỏ mà chúng sở hữu", tiến sĩ Christy cho biết.
Để hình dung rõ hơn, ngôi sao mẹ của chúng ta - Mặt Trời chính một ngôi sao biến hình liên tục bắn những tia năng lượng giống pháo sáng và những quả cầu lửa bằng plasma vào Trái Đất.
Các nhà khoa học hy vọng thống kê mới này sẽ giúp họ xác định những ngôi sao biến hình phù hợp nhất để nghiên cứu, từ đó trả lời một loạt các câu hỏi từ sự hình thành của các vì sao, đời sống phức tạp cũng như cái chết của chúng.
Mỗi ngôi sao mà mắt người có thể nhìn thấy trên bầu trời đều lớn hơn và sáng hơn so với Mặt Trời nhiều lần. Trong khoảng 50 ngôi sao sáng nhất con người nhìn thấy bằng mắt thường trên Trái Đất, ngôi sao có độ sáng yếu nhất là Alpha Centauri.
Trên thực tế, ngôi sao thay đổi màu sắc khi nhiệt độ của nó thay đổi. Màu đỏ đại diện cho nhiệt độ thấp nhất mà tại đó ngôi sao có thể phát sáng trong quang phổ nhìn thấy được. Những ngôi sao nóng hơn phát ra ánh sáng màu trắng, ngôi sao màu xanh lam có nhiệt độ nóng nhất.
Vật đen là đối tượng hấp thụ 100% tất cả bức xạ điện từ (ánh sáng, sóng vô tuyến…) khi chiếu vào nó. Trong trường hợp ngôi sao, nó hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ đi tới, đồng thời phát ra bức xạ vào trong không gian nhiều hơn lượng hấp thụ nhiều lần.
Vì vậy, chúng là vật đen phát ra ánh sáng mạnh mẽ. Vật đen hoàn hảo hơn là lỗ đen, nhưng nó dường như thật sự đen và không tỏa ra ánh sáng.
Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt hơn 5.800 độ C, tương ứng với bước sóng lục-lam (khoảng 500 nano mét). Tuy nhiên, khi mắt người quan sát các màu sắc, Mặt Trời lúc này xuất hiện ở dạng màu trắng hoặc thậm chí là màu trắng hơi vàng.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Thùy Dung (T.H)