Phát hiện bất ngờ trong bụng khủng long bạo chúa

Phát hiện mới từ hóa thạch khủng long cho thấy tại Canada hàng triệu năm trước, loài khủng long ăn thịt đã săn lùng những con khủng long ăn thực vật nhỏ hơn.

Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học đã thông tin về việc khai quật được hóa thạch của một con khủng long Gorgosaurus còn nhỏ - từ khoảng 5-7 tuổi - có chiều dài 4,5 m. Đặc biệt, hóa thạch này còn nguyên vẹn phần dạ dày, bảo tồn bữa ăn cuối cùng của nó.

Khủng long Gorgosaurus cùng thuộc chi khủng long bạo chúa ăn thịt với loài T-Rex nổi tiếng tồn tại sau đó vài triệu năm. Gorgosaurus đi bằng hai chân, có cánh tay ngắn với bàn tay có hai ngón, hộp sọ khổng lồ dài 1m. Chiều dài toàn thân tới 9-10m và nặng 2-3 tấn.

Con mồi còn nguyên vẹn trong dạ dày của hóa thạch khủng long. Ảnh: Reuters

Con mồi còn nguyên vẹn trong dạ dày của hóa thạch khủng long. Ảnh: Reuters

Gorgosaurus có số lượng con mồi khổng lồ và vì vậy cũng có thể kén chọn về bữa ăn của mình. Từ 75 triệu năm trước, tại nơi mà nay là tỉnh Alberta - Canada, chúng đã lựa chọn loài khủng long ăn thực vật tên Citipes, có lông vũ và kích thước bằng một con gà tây, làm con mồi.

Hóa thạch cho thấy khủng long Gorgosaurus xẻ thịt và chỉ ăn phần chân của Citipes, ngó lơ phần thịt còn lại. Nguyên nhân dự đoán là vì con mồi lớn quá, không nuốt trọn được nên con Gorgosaurus này đã lựa chọn phần nhiều thịt nhất để ăn.

Dựa trên dấu răng để lại trên xương con mồi, có thể kết luận các con Gorgosaurus trưởng thành có thể săn được những loài khủng long còn to hơn Citipes.

Hóa thạch được khai quật tại Công viên Khủng long ở miền nam tỉnh Alberta - Canada. Khu vực này trong thời kỳ Phấn trắng là một đồng bằng có rừng ven biển, gần bờ phía Tây của một vùng biển nội địa rộng lớn chia cắt Bắc Mỹ thành hai nửa.

Đây là hóa thạch khủng long bạo chúa đầu tiên có con mồi còn nguyên trong dạ dày.

Khác biệt kích thước giữa một con khủng long Gorgosaurus và một con Citipes. Ảnh: Reuters

Khác biệt kích thước giữa một con khủng long Gorgosaurus và một con Citipes. Ảnh: Reuters

Hóa thạch mới được khai quật này đã cung cấp thông tin sâu hơn về hệ sinh thái của chi khủng long này. Có thể thấy cách kiếm ăn và chế độ ăn của loài khủng long bạo chúa đã thay đổi đáng kể như thế nào trong suốt vòng đời của chúng.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chíScience Advancesdo François Therrien, nhà phụ trách cổ sinh vật học khủng long tại bảo tàng hoàng gia Tyrrell (Canada), dẫn dắt đã chỉ ra rằng các loài khác nhau trong chi khủng long bạo chúa chiếm giữ những mạch sinh thái khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong vòng đời. Điều này có nghĩa các con khủng long bạo chúa còn nhỏ không cần cạnh tranh con mồi với những con trưởng thành.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.

Theo Người lao động

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-bat-ngo-trong-bung-khung-long-bao-chua/20231219072058497