Trước đây, người ta cho rằng con người lần đầu xuất hiện ở Nam Mỹ khoảng vài ngàn đến hơn chục ngàn năm trước, sau khi các lục địa chưa hoàn toàn tách rời.
Tuy nhiên, các báu vật được tìm thấy tại hang Santa Elina đã cho thấy niên đại thực sự của con người cổ đại ở khu vực này là ít nhất 25.000 năm trước, đẩy lùi mốc thời gian con người xuất hiện ở Nam Mỹ lùi xa hơn.
Các mảnh xương từ 3 con lười cổ đại, một loài đã tuyệt chủng hơn 10.000 năm trước, đã được chế tác thành những mặt dây chuyền. Các mặt dây chuyền này chỉ có thể được tạo ra bởi bàn tay con người.
Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy các lớp xương con lười trong hang Santa Elina, chứng tỏ cộng đồng người bản địa ở Nam Mỹ có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với suy đoán trước đó.
Phân tích các mặt dây chuyền đã cho thấy chúng được chế tác trong vòng vài ngày đến vài năm sau khi động vật chết và trước khi vật liệu hóa thạch.
Các nhà nghiên cứu cũng đã loại trừ khả năng mài mòn tự nhiên và các yếu tố khác để giải thích hình dạng và lỗ hổng trên các đồ vật.
Báu vật 25.000 năm này đã khiến các nhà cổ nhân học phải viết lại lịch sử cổ đại ở Nam Mỹ và cập nhật bản đồ di cư toàn cầu.
Tuy vẫn chưa rõ con người đã di chuyển từ châu Phi đến Nam Mỹ theo cách nào, nhưng phát hiện này đã đóng góp quan trọng vào cuộc tranh luận về sự di cư của con người đến châu Mỹ.
Có thêm nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng về sự hiện diện của con người ở Nam Mỹ từ khoảng 21.000 đến 30.000 năm trước.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây tại hang Santa Elina là nghiên cứu đầu tiên giúp loại trừ khả năng con người đã tìm thấy và chế tác báu vật này hàng nghìn năm sau khi các loài động vật đã tuyệt chủng.
Xem thêm video: Đào được “tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.
Thiên Trang (TH)