Phát hiện chớp sóng radio bí ẩn từ vũ trụ
Những sóng radio cực nhanh, ngắn và sáng từ một nơi nào đó trong vũ trụ đã được các nhà khoa học phát hiện.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học McGill ở Montreal (Canada) phát hiện 6 chớp sóng radio lạ tại kính thiên văn Green Bank ở Tây Virginia và Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical, nhóm trưởng đội nghiên cứu ông Paul Scholz viết: “Chúng tôi đã phát hiện '6 chớp sóng raido', trong đó có 5 vụ nổ ở kính thiên văn Green Bank với tần số là 2 GHz và 1 vụ nổ ở Đài quan sát Arecibo có tần số là 1,4 GHz.
Trong lịch sử xuất hiện 11 sóng radio lạ, chớp sóng radio (FRBs) lần đầu được phát hiện năm 2007 và xuất hiện lại vào năm 2014.Trước đây khi những sóng lạ được phát hiện, các nhà thiên văn đã thử tìm kiếm thông qua chương trình SETI (là cách viết tắt từ Search for Extra-Terrestrial Intelligence, nghĩa là Sự tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái Đất) để tìm hiểu thêm về hiện tượng lạ này.
Dù có nhiều chớp sóng được thu lại, nguồn gốc của chúng vẫn là điều bí ẩn với các nhà khoa học. Theo nhóm nghiên cứu, bất kể nguyên nhân gây ra chớp sóng vô tuyến là gì, đó không phải là sự kiện chỉ diễn ra một lần duy nhất như vụ nổ hoặc va chạm. Thay vào đó, họ nhận định nhiều khả năng ánh sáng lóe lên từ một ngôi sao neutron trẻ, phần lõi đặc còn lại sau khi một ngôi sao phát nổ, gây ra chớp sóng.
"Dù chớp sóng vô tuyến có lặp lại hay không, đặc trưng của nó đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ sóng vô tuyến truyền nhanh giữa các thiên hà trong thời gian cực ngắn", nhóm tác giả nghiên cứu kết luận.