Phát hiện cỗ máy mã hóa của Đức quốc xã ở đáy biển Baltic

Các thợ lặn tìm thấy cỗ máy mã hóa thuyền thoại Enigma của Đức quốc xã ở đáy biển Baltic. Cỗ máy này được phát xít Đức sử dụng để tạo ra các đoạn mật mã liên lạc quân sự trong Thế chiến 2.

Trong khi gỡ bỏ những lưới đánh cá mắc kẹt dưới biển nhằm giảm nguy cơ đe dọa các loài sinh vật biển, nhóm thợ lặn tìm thấy cỗ máy mã hóa thuyền thoại Enigma của Đức quốc xã ở đáy biển Baltic. Nó được cho là chìm xuống đáy biển khi một tàu ngầm U-boat của Hitler bị đánh đắm trong vùng biển này vào tháng 5/1945.

Trong khi gỡ bỏ những lưới đánh cá mắc kẹt dưới biển nhằm giảm nguy cơ đe dọa các loài sinh vật biển, nhóm thợ lặn tìm thấy cỗ máy mã hóa thuyền thoại Enigma của Đức quốc xã ở đáy biển Baltic. Nó được cho là chìm xuống đáy biển khi một tàu ngầm U-boat của Hitler bị đánh đắm trong vùng biển này vào tháng 5/1945.

Cỗ máy mã hóa Enigma được Đức quốc xã đưa vào sử dụng từ năm 1934 cho đến hết Thế chiến 2.

Cỗ máy mã hóa Enigma được Đức quốc xã đưa vào sử dụng từ năm 1934 cho đến hết Thế chiến 2.

Các kỹ sư phát xít Đức thiết kế Enigma có thể tạo ra các chữ cái sắp xếp từ 17.576 tổ hợp. Từ đây, các đoạn mã do máy Enigma soạn thảo hầu như quân đồng minh không thể nào giải mã được cho đến đầu thập niên 1940.

Các kỹ sư phát xít Đức thiết kế Enigma có thể tạo ra các chữ cái sắp xếp từ 17.576 tổ hợp. Từ đây, các đoạn mã do máy Enigma soạn thảo hầu như quân đồng minh không thể nào giải mã được cho đến đầu thập niên 1940.

Nhà toán học người Anh Alan Turing cùng các đồng nghiệp dành nhiều thời gian nghiên cứu để giải những mật mã do máy Enigma của phát xít Đức tạo ra.

Nhà toán học người Anh Alan Turing cùng các đồng nghiệp dành nhiều thời gian nghiên cứu để giải những mật mã do máy Enigma của phát xít Đức tạo ra.

Đến tháng 7/1942, nhóm của ông Turing đã phát triển một kỹ thuật phá mã phức tạp được đặt tên là "Turingery". Kỹ thuật này được ứng dụng cho máy The Bombe chuyên để giải mật mã của kẻ thù.

Đến tháng 7/1942, nhóm của ông Turing đã phát triển một kỹ thuật phá mã phức tạp được đặt tên là "Turingery". Kỹ thuật này được ứng dụng cho máy The Bombe chuyên để giải mật mã của kẻ thù.

Nhờ vậy, ông Turing cùng các đồng nghiệp bẻ khóa mã Enigma một cách dễ dàng hơn.

Nhờ vậy, ông Turing cùng các đồng nghiệp bẻ khóa mã Enigma một cách dễ dàng hơn.

Vào thời kỳ cao điểm, Anh và các nước Đồng minh giải mã được khoảng 3.000 mật mã mỗi ngày của Đức quốc xã.

Vào thời kỳ cao điểm, Anh và các nước Đồng minh giải mã được khoảng 3.000 mật mã mỗi ngày của Đức quốc xã.

Nhờ vậy, lực lượng đồng minh nắm bắt được những thông tin quân sự quan trọng của phát xít Đức khi việc chuyển quân, kế hoạch tấn công...

Nhờ vậy, lực lượng đồng minh nắm bắt được những thông tin quân sự quan trọng của phát xít Đức khi việc chuyển quân, kế hoạch tấn công...

Hiện trên thế giới chỉ còn khoảng hơn 200 cỗ máy mã hóa Enigma. Nguyên do bởi nhiều máy Enigma bị Đức quốc xã phá hủy nhằm tránh rơi vào tay quân địch.

Hiện trên thế giới chỉ còn khoảng hơn 200 cỗ máy mã hóa Enigma. Nguyên do bởi nhiều máy Enigma bị Đức quốc xã phá hủy nhằm tránh rơi vào tay quân địch.

Vì vậy, những cỗ máy mã hóa Enigma được nhiều người sưu tầm tìm mua với số tiền lớn.

Vì vậy, những cỗ máy mã hóa Enigma được nhiều người sưu tầm tìm mua với số tiền lớn.

Mời độc giả xem video: Tập đoàn truyền thông hàng đầu nước Đức đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc. Nguồn: VTV1.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-hien-co-may-ma-hoa-cua-duc-quoc-xa-o-day-bien-baltic-1469772.html