Phát hiện hành tinh trẻ rất gần Trái Đất
Học viện Công nghệ Rochester (Mỹ) mới phát hiện hành tinh trẻ nằm cách Trái Đất chỉ 330 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học cho rằng, hầu hết các hành tinh được tìm ra đều đã già cỗi sau khi quá trình gắn kết, bồi tụ các vật chất xung quanh chúng trong hàng triệu năm.
Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Rochester (Mỹ) lại tìm ra một hành tinh non trẻ đang trong quá trình bồi tụ, chỉ cách Trái Đất 330 năm ánh sáng.
Hành tinh này có tên 2MASS 1155-7919 b, nằm trong nhóm sao Epsilon Chamaeleontis - một nhóm sao trẻ trên bầu trời phía Nam, gần chòm sao Chameleon.
Từ những dữ liệu được thu thập được từ Đài quan sát vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, các nhà khoa học cho biết, hành tinh này có trọng lượng gấp 10 lần Sao Mộc và quay quanh một ngôi sao khoảng 5 triệu năm tuổi, trẻ hơn nghìn lần so với Mặt Trời.
Tuy nhiên, quỹ đạo của hành tinh nằm cách rất xa ngôi sao chủ, xa gấp 600 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về quỹ đạo rộng lớn của các hành tinh lớn, đồng thời cho phép họ biết thêm về quá trình hình thành các hành tinh khí khổng lồ.