Năm 2011, việc phát hiện ra lăng mộ Hải Hôn Hầu (hay còn có tên là Lưu Hạ) đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ học. Trong quá trình khai quật, lăng mộ Lưu Hạ có quy mô khổng lồ và bị ngâm nước cống trong thời gian dài nên còn được gọi là " thủy mộ".
Tuy nhiên, chính vì sự tồn tại của cống rãnh nên ngôi mộ cổ đã được bảo vệ khỏi tai mắt của những tên mộ tặc. Nhờ đó, những di tích văn hóa quý giá được bảo tồn nguyên vẹn.
Trong khi các nhân viên đang dọn dẹp lăng mộ, một thành viên trong nhóm đã vô tình tìm thấy một chiếc hộp màu cam và cho đó là hộp chứa thần dược. Do ngâm lâu ngày nên lớp vỏ đồng bọc bên ngoài đã không còn được nguyên vẹn.
Chuyên gia cẩn thận mở nắp hộp, nhưng chứng kiến thứ bên trong khiến tất cả những người có mặt lập tức kinh hãi vì giống hệt những con giòi lúc nhúc bên trong.
Sau khi bình tĩnh, các chuyên gia nhận thấy hóa ra chiếc hộp chứa đầy một số lượng lớn bọ vàng và bẩn đến mức dù là những người có kinh nghiệm nhất cũng cảm thấy vô cùng khó chịu. Các chuyên gia nghỉ một lát để trấn an tinh thần rồi lập tức bắt tay vào nghiên cứu thứ lạ lùng trong mộ cổ.
Hóa ra thứ trong hộp chính là dược liệu quý Đông trùng hạ thảo, thường được gọi là "Cordyceps sinensis" . Chúng có giá trị kinh tế cao với vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.
Hóa ra ngay từ thời Tây Hán, người Trung Quốc đã biết sử dụng Đông trùng hạ thảo như một loại thuốc bổ. Điều kỳ lạ là những con Đông trùng hạ thảo này đã được ngâm trong cống nước rất lâu, hơn 2.000 năm vẫn được bảo quản nguyên vẹn.
Đông trùng hạ thảo là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang tên Hepialus Armoricanus.
Các tài liệu cổ ghi chép rằng, sự hình thành của đông trùng hạ thảo là một trong những điều kỳ diệu nhất của thiên nhiên. Thông thường, ấu trùng sâu non khi lớn lên sẽ phát triển thành bướm. Tuy nhiên một số ấu trùng sâu non trong quá trình ngủ đông ở trong lòng đất đã bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis.
Nấm sống ký sinh ở ấu trùng, phát triển các sợi hút dưỡng chất bên trong. Theo thời gian, sợi nấm phát triển mạnh sẽ xâm chiếm vật chủ, làm sâu non chết dần. Sự tồn tại theo hình thức này được gọi là “đông trùng”.
Đến một thời điểm nào đó, thường là vào mùa hạ, nấm mọc thân dài màu nâu vươn lên từ đầu sâu non ra khỏi mặt đất như thân thảo, nên được gọi là “hạ thảo”.
Người dân thu hoạch toàn bộ gồm cả khoản tọa, khuẩn ty và ấu trùng. Đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch có thể dùng tươi, sấy khô hoặc bào chế thành nhiều dạng chế phẩm như ngâm rượu, bào bột mịn, nước uống, viên…
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Thùy Dung (TH)