Phát hiện mầm sự sống 'mắc kẹt' trong hạt thủy tinh Mặt trăng

Các nhà khoa học cho biết các hạt thủy tinh nhỏ rải rác trên bề mặt Mặt Trăng có khả năng chứa hàng tỷ tấn nước.

Phát hiện mới này đã chứng minh Mặt trăng không khô khan như những hình ảnh mà chúng ta vẫn thường được thấy.

Phát hiện mới này đã chứng minh Mặt trăng không khô khan như những hình ảnh mà chúng ta vẫn thường được thấy.

Các chuyên gia đã nghiên cứu 117 hạt thủy tinh được thu thập từ bề mặt Mặt trăng vào năm 2020 trong sứ mệnh robot Hằng Nga 5 của Trung Quốc.

Các chuyên gia đã nghiên cứu 117 hạt thủy tinh được thu thập từ bề mặt Mặt trăng vào năm 2020 trong sứ mệnh robot Hằng Nga 5 của Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng chứa một lượng nước đáng kể, lên tới từ 300 triệu tấn đến 270 tỷ tấn trên toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng chứa một lượng nước đáng kể, lên tới từ 300 triệu tấn đến 270 tỷ tấn trên toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng.

Điều bất ngờ là nguồn gốc của nó có thể đến từ gió Mặt Trời. Theo đó, dòng hạt này xuất phát từ Mặt Trời, đã chạm vào bề mặt của Mặt Trăng trong quá trình hình thành cách đây hành tỷ năm.

Điều bất ngờ là nguồn gốc của nó có thể đến từ gió Mặt Trời. Theo đó, dòng hạt này xuất phát từ Mặt Trời, đã chạm vào bề mặt của Mặt Trăng trong quá trình hình thành cách đây hành tỷ năm.

Được biết, gió Mặt Trời chủ yếu được tạo thành từ các proton, chỉ là các nguyên tử hydro không có điện từ. Khi va chạm với đá Mặt Trăng, chúng có thể đã tương tác với vật chất nơi đây, tạo thành nước trong một phản ứng hóa học.

Được biết, gió Mặt Trời chủ yếu được tạo thành từ các proton, chỉ là các nguyên tử hydro không có điện từ. Khi va chạm với đá Mặt Trăng, chúng có thể đã tương tác với vật chất nơi đây, tạo thành nước trong một phản ứng hóa học.

Sau đó, lượng nước này có thể bị mắc kẹt trong đất nhờ cấu trúc dày đặc các hạt thủy tinh.

Sau đó, lượng nước này có thể bị mắc kẹt trong đất nhờ cấu trúc dày đặc các hạt thủy tinh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tìm thấy nước bị mắc kẹt trong các hạt thủy tinh có thể sẽ vô cùng hữu ích đối với các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng tương lai, và thậm chí được chiết xuất để phục vụ cho nhu cầu của con người.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tìm thấy nước bị mắc kẹt trong các hạt thủy tinh có thể sẽ vô cùng hữu ích đối với các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng tương lai, và thậm chí được chiết xuất để phục vụ cho nhu cầu của con người.

Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nước tại một trong những miệng núi lửa lớn nhất trên bề mặt ngập nắng của Mặt Trăng.

Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nước tại một trong những miệng núi lửa lớn nhất trên bề mặt ngập nắng của Mặt Trăng.

Và họ cũng phát hiện ra bề mặt mặt trăng có thể chứa nhiều mảng băng bí mật trong "bẫy lạnh", ở những vùng bị che khuất vĩnh viễn.

Và họ cũng phát hiện ra bề mặt mặt trăng có thể chứa nhiều mảng băng bí mật trong "bẫy lạnh", ở những vùng bị che khuất vĩnh viễn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nước tồn tại ở mức khoảng 100 đến 400 phần triệu, và có khả năng bị "kẹp" giữa các hạt trên bề mặt Mặt trăng, giúp bảo vệ nó khỏi môi trường.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nước tồn tại ở mức khoảng 100 đến 400 phần triệu, và có khả năng bị "kẹp" giữa các hạt trên bề mặt Mặt trăng, giúp bảo vệ nó khỏi môi trường.

Theo Paul Hayne, trợ lý giáo sư tại Phòng thí nghiệm Vật lý khí quyển và không gian, Đại học Colorado, Mỹ: “Nếu chúng tôi đúng, nước có sẵn trên Mặt trăng để làm nước uống, làm nhiên liệu tên lửa, và làm mọi thứ mà NASA cần nước. Các phi hành gia có thể dễ dàng tìm thấy một bẫy lạnh rộng 1m có khả năng chứa băng".

Theo Paul Hayne, trợ lý giáo sư tại Phòng thí nghiệm Vật lý khí quyển và không gian, Đại học Colorado, Mỹ: “Nếu chúng tôi đúng, nước có sẵn trên Mặt trăng để làm nước uống, làm nhiên liệu tên lửa, và làm mọi thứ mà NASA cần nước. Các phi hành gia có thể dễ dàng tìm thấy một bẫy lạnh rộng 1m có khả năng chứa băng".

Xem thêm video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-mam-su-song-mac-ket-trong-hat-thuy-tinh-mat-trang-1822924.html