Phát hiện mũi tên thời Đồ đồng, bất ngờ nguyên liệu 'trên trời rơi xuống'

Các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện một đầu mũi tên cổ được rèn từ kim loại ngoài hành tinh sau khi tiến hành quét khu vực rộng bằng Thụy Sĩ để tìm cổ vật làm từ sắt thiên thạch.

Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Journal of Archaeological Science, nhóm nghiên cứu từ Đại học Bern đã mô tả cách họ khám phá một bộ sưu tập khảo cổ gần hồ Biel và tình cờ phát hiện một đầu mũi tên thời đồ Đồng.

Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Journal of Archaeological Science, nhóm nghiên cứu từ Đại học Bern đã mô tả cách họ khám phá một bộ sưu tập khảo cổ gần hồ Biel và tình cờ phát hiện một đầu mũi tên thời đồ Đồng.

Đầu mũi tên này nặng 2,9 g và dài 39,3 mm, được xác định xuất thân từ khu định cư Mörigen thuộc thời kỳ Đồ đồng, tồn tại vào khoảng giữa năm 900 đến 800 trước Công nguyên.

Đầu mũi tên này nặng 2,9 g và dài 39,3 mm, được xác định xuất thân từ khu định cư Mörigen thuộc thời kỳ Đồ đồng, tồn tại vào khoảng giữa năm 900 đến 800 trước Công nguyên.

Nhóm nghiên cứu xác nhận rằng đầu mũi tên được rèn từ sắt thiên thạch, được nhận dạng bằng sự hiện diện của đồng vị nhôm-26, chỉ tồn tại trong các vật thể ngoài không gian của Trái Đất.

Nhóm nghiên cứu xác nhận rằng đầu mũi tên được rèn từ sắt thiên thạch, được nhận dạng bằng sự hiện diện của đồng vị nhôm-26, chỉ tồn tại trong các vật thể ngoài không gian của Trái Đất.

Đầu mũi tên cũng chứa một hợp kim đặc biệt gồm sắt và niken, chỉ được tìm thấy trong các thiên thạch. Các cặn bẩn từ chất kết dính cổ đại, có thể là hắc ín bạch dương, còn lại trên đầu mũi tên, cho thấy nó có thể đã từng được gắn vào cán dài.

Đầu mũi tên cũng chứa một hợp kim đặc biệt gồm sắt và niken, chỉ được tìm thấy trong các thiên thạch. Các cặn bẩn từ chất kết dính cổ đại, có thể là hắc ín bạch dương, còn lại trên đầu mũi tên, cho thấy nó có thể đã từng được gắn vào cán dài.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vũ khí này được sử dụng để săn bắn hay trong chiến đấu.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vũ khí này được sử dụng để săn bắn hay trong chiến đấu.

Do khoảng cách giữa Mörigen và di chỉ thiên thạch Twannberg chỉ khoảng 8 km, thiên thạch Twannberg có vẻ là nguồn sắt hợp lý nhất được sử dụng trong đầu mũi tên.

Do khoảng cách giữa Mörigen và di chỉ thiên thạch Twannberg chỉ khoảng 8 km, thiên thạch Twannberg có vẻ là nguồn sắt hợp lý nhất được sử dụng trong đầu mũi tên.

Tuy nhiên, sau khi phân tích các mảnh vỡ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật độ của niken và germanium không phù hợp với thiên thạch Twannberg. Sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết hơn, họ xác định rằng vũ khí này được rèn từ loại thiên thạch được gọi là IAB. Thành phần khoáng chất cho thấy thiên thạch này có khối lượng ít nhất hai tấn trước khi rơi xuống Trái Đất.

Tuy nhiên, sau khi phân tích các mảnh vỡ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mật độ của niken và germanium không phù hợp với thiên thạch Twannberg. Sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết hơn, họ xác định rằng vũ khí này được rèn từ loại thiên thạch được gọi là IAB. Thành phần khoáng chất cho thấy thiên thạch này có khối lượng ít nhất hai tấn trước khi rơi xuống Trái Đất.

Trong số các thiên thạch IAB từ châu Âu, chỉ có ba trong số đó phù hợp về cấu trúc hóa học với đầu mũi tên Mörigen, bao gồm Bohumilitz (Cộng hòa Séc), Retuerte de Bullaque (Tây Ban Nha) và Kaalijarv (Estonia).

Trong số các thiên thạch IAB từ châu Âu, chỉ có ba trong số đó phù hợp về cấu trúc hóa học với đầu mũi tên Mörigen, bao gồm Bohumilitz (Cộng hòa Séc), Retuerte de Bullaque (Tây Ban Nha) và Kaalijarv (Estonia).

Trong số này, chỉ có thiên thạch Kaalijarv đã rơi xuống Trái Đất vào thời kỳ Đồ đồng và là ứng cử viên xác đáng nhất cho nguồn sắt trong đầu mũi tên này.

Trong số này, chỉ có thiên thạch Kaalijarv đã rơi xuống Trái Đất vào thời kỳ Đồ đồng và là ứng cử viên xác đáng nhất cho nguồn sắt trong đầu mũi tên này.

Dự kiến, thiên thạch Kaalijarv đã rơi xuống Trái Đất từ năm 1870 đến năm 1440 trước Công nguyên, và các mảnh vỡ của nó có thể đã lan truyền khắp các cộng đồng địa phương. Kết quả này đưa ra kết luận rằng sắt thiên thạch đã được sử dụng và trao đổi trong thời kỳ Đồ đồng ở khu vực Trung Âu.

Dự kiến, thiên thạch Kaalijarv đã rơi xuống Trái Đất từ năm 1870 đến năm 1440 trước Công nguyên, và các mảnh vỡ của nó có thể đã lan truyền khắp các cộng đồng địa phương. Kết quả này đưa ra kết luận rằng sắt thiên thạch đã được sử dụng và trao đổi trong thời kỳ Đồ đồng ở khu vực Trung Âu.

Mời quý độc giả xem video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương, Nguồn: VTV1.

Lê Trang (theo IFL Science)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-mui-ten-thoi-do-dong-bat-ngo-nguyen-lieu-tren-troi-roi-xuong-1884462.html