Phát hiện nhiều ao nước mặn bị vùi dưới lớp băng sao Hỏa

Các nhà khoa học Ý mới đây đã cho biết thông tin về sự tồn tại của một cái hồ và nhiều ao nước mặn nằm phía bên dưới bề mặt băng của sao Hỏa.

Cụ thể, nhóm các nhà khoa học Ý cho rằng khu vực cực nam của sao Hỏa có một mạng lưới các ao nước mặn đang tồn tại, dọc theo một cái hồ lớn. Điều này tiếp tục làm tăng thêm hi vọng về sự tồn tại của các sự sống vi sinh trên sao Hỏa.

Đây là một trong những kết quả nghiên cứu mới nhất được nhóm các nhà khoa học Ý được đăng tải ngày 28/9 trên tạp chí Nature Astronomy, hai năm sau khi họ công bố tìm thấy một chiếc hồ lớn bị chôn vùi dưới bề mặt sao Hỏa.

Sau đó, nhóm các nhà khoa học đã mở rộng vùng nghiên cứu của họ tới vài trăm dặm. Đồng thời sử dụng nhiều dữ liệu từ một thiết bị thăm dò xuyên băng bằng radar của tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan vũ trụ châu Âu.

Phát hiện nhiều ao nước mặn bị vùi dưới lớp băng sao Hỏa. Ảnh: TL.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu mới đây nhất, các nhà khoa học đã cung cấp thêm bằng chứng khác cho thấy sự tồn tại của hồ nước mặn ngầm dưới lòng đất có kich thước vào khoảng 20-30km ở vị trí sâu cách bề mặt băng của sao Hỏa khoảng 1 dặm (1,5km).

Điều bất ngờ hơn khi họ còn phát hiện thêm ba ao nước nhỏ xung quanh hồ này. Chúng có kích thước không giống nhau và tách biệt với cái hồ chính.

Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Sebastian Emanuel Lauro của ĐH Roma Tre của Ý chủ trì đã sử dụng phương pháp tương tự như phương pháp đã dùng trên Trái Đất để dò tìm các hồ bị chôn vùi tại Nam Cực và Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.

Sự tồn tại của cái hồ và những ao nước mặn nhỏ xung quanh làm tăng hi vọng về khả năng tồn tại sự sống dạng vi khuẩn ở trên hoặc trong sao Hỏa, các nhà khoa học cũng lưu ý yếu tố độ mặn lớn chắc chắn sẽ ngăn không cho nước đóng băng ở khu vực lạnh giá này.

Hiện nhiệt đồ của bề mặt ở cực nam sao Hỏa ước tính 172 độ F (-113 độ C) và ấm dần lên khi xuống sâu hơn.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/phat-hien-nhieu-ao-nuoc-man-bi-vui-duoi-lop-bang-sao-hoa-post98972.html