Phát hiện nóng: Hành tinh 'rời bỏ' hệ Mặt trời đang bị 'bóc vỏ'

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng 'hành tinh thứ 9' của hệ Mặt trời (theo NASA) - sao Diêm Vương đang bị mất dần đi bầu khí quyển.

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) cho biết, Sao Diêm Vương đang bị mất đi bầu khí quyển. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này khi quan sát Sao Diêm Vương lúc nó tình cờ đi ngang "trước mặt" một ngôi sao theo hướng nhìn từ Trái Đất.

Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) cho biết, Sao Diêm Vương đang bị mất đi bầu khí quyển. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này khi quan sát Sao Diêm Vương lúc nó tình cờ đi ngang "trước mặt" một ngôi sao theo hướng nhìn từ Trái Đất.

Ở ngôi sao lùn này, các nhà khoa học đã ghi nhận được hiện tượng ngưng tụ trong bầu khí quyển giàu nitơ. Ngưng tụ có nghĩa là nitơ trong khí quyển không còn ở dạng khí nữa mà dần tụ lại trên bề mặt, biến thành băng giá.

Ở ngôi sao lùn này, các nhà khoa học đã ghi nhận được hiện tượng ngưng tụ trong bầu khí quyển giàu nitơ. Ngưng tụ có nghĩa là nitơ trong khí quyển không còn ở dạng khí nữa mà dần tụ lại trên bề mặt, biến thành băng giá.

Hiện tượng xảy ra khi Sao Diêm Vương di chuyển về phía xa Mặt Trời trong quỹ đạo hình elip của nó.

Hiện tượng xảy ra khi Sao Diêm Vương di chuyển về phía xa Mặt Trời trong quỹ đạo hình elip của nó.

Trên thực tế, Sao Diêm Vương đã dần rời xa mặt trời trong 1/4 thế kỷ vừa qua, nhưng theo tiến sĩ Leslie Young, thành viên nhóm nghiên cứu, hiện tượng "quán tính nhiệt" đã giúp bầu khí quyển tiếp tục gia tăng trước khi bước vào giai đoạn chuyển hóa ngược.

Trên thực tế, Sao Diêm Vương đã dần rời xa mặt trời trong 1/4 thế kỷ vừa qua, nhưng theo tiến sĩ Leslie Young, thành viên nhóm nghiên cứu, hiện tượng "quán tính nhiệt" đã giúp bầu khí quyển tiếp tục gia tăng trước khi bước vào giai đoạn chuyển hóa ngược.

"Quán tính nhiệt" cũng giống việc cát biển hấp thụ ánh nắng Mặt Trời: thời điểm nó nóng nhất không phải lúc Mặt Trời gay gắt nhất mà là một thời gian sau đó, do lượng nhiệt "dồn đọng" đã hấp thụ, sau đó mới dần giảm nhiệt.

"Quán tính nhiệt" cũng giống việc cát biển hấp thụ ánh nắng Mặt Trời: thời điểm nó nóng nhất không phải lúc Mặt Trời gay gắt nhất mà là một thời gian sau đó, do lượng nhiệt "dồn đọng" đã hấp thụ, sau đó mới dần giảm nhiệt.

Điều này phù hợp với một bí ẩn: sứ mệnh New Horizons của NASA thu được một bộ dữ liệu tuyệt vời từ chuyến bay năm 2015 cho thấy khối lượng khí quyển của Sao Diêm Vương tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ, nhưng đến năm 2018 thì không thấy nữa.

Điều này phù hợp với một bí ẩn: sứ mệnh New Horizons của NASA thu được một bộ dữ liệu tuyệt vời từ chuyến bay năm 2015 cho thấy khối lượng khí quyển của Sao Diêm Vương tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ, nhưng đến năm 2018 thì không thấy nữa.

Đơn giản là do bầu khí quyển của nó dần mất đi. Năm 2018 là khoảng thời gian chuyển tiếp khi quá trình băng nitơ bốc hơi làm dày khí quyển đạt đến đỉnh điểm và ngưng lại; chuyển sang giai đoạn nitơ trong không khí biến ngược lại thành băng.

Đơn giản là do bầu khí quyển của nó dần mất đi. Năm 2018 là khoảng thời gian chuyển tiếp khi quá trình băng nitơ bốc hơi làm dày khí quyển đạt đến đỉnh điểm và ngưng lại; chuyển sang giai đoạn nitơ trong không khí biến ngược lại thành băng.

Sao Diêm Vương mất tới 248 năm Trái Đất để đi hết một vòng quanh mặt trời nên việc thế hệ chúng ta chứng kiến được khoảnh khắc chuyển tiếp đó là vô cùng quý giá, đem đến bước ngoặt mới cho việc nghiên cứu hành tinh lùn bí ẩn này.

Sao Diêm Vương mất tới 248 năm Trái Đất để đi hết một vòng quanh mặt trời nên việc thế hệ chúng ta chứng kiến được khoảnh khắc chuyển tiếp đó là vô cùng quý giá, đem đến bước ngoặt mới cho việc nghiên cứu hành tinh lùn bí ẩn này.

Sao Diêm Vương được phát hiện lần đầu tiên và mang danh hiệu "hành tinh" vào năm 1930, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị tước đi tên gọi này và được nhắc với cái tên là "hành tinh lùn" kể từ sau cuộc họp của hơn 3000 nhà thiên văn và khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) tại Praha, CH Séc vào tháng 8/2006.

Sao Diêm Vương được phát hiện lần đầu tiên và mang danh hiệu "hành tinh" vào năm 1930, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị tước đi tên gọi này và được nhắc với cái tên là "hành tinh lùn" kể từ sau cuộc họp của hơn 3000 nhà thiên văn và khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) tại Praha, CH Séc vào tháng 8/2006.

Trong đó, những lý luận mà các nhà khoa học đưa ra chủ yếu liên quan tới định nghĩa một thiên thể thế nào được gọi là một hành tinh thực sự, đồng thời họ cũng phát hiện ra rằng, còn có sự tồn tại của các thiên thể thậm chí còn lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng Sao Diêm Vương trong vùng ngoài cùng của Hệ mặt trời là vành đai mới phát hiện Kuiper.

Trong đó, những lý luận mà các nhà khoa học đưa ra chủ yếu liên quan tới định nghĩa một thiên thể thế nào được gọi là một hành tinh thực sự, đồng thời họ cũng phát hiện ra rằng, còn có sự tồn tại của các thiên thể thậm chí còn lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng Sao Diêm Vương trong vùng ngoài cùng của Hệ mặt trời là vành đai mới phát hiện Kuiper.

Qua đó, Sao Diêm Vương sẽ cùng với thiên thể mới tìm thấy 2003 UB313, tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Ceres và mặt trăng lớn nhất của chính nó là Charon bị coi như là hành tinh lùn và là các thiên thể hình cầu nằm ngoài Sao Hải Vương.

Qua đó, Sao Diêm Vương sẽ cùng với thiên thể mới tìm thấy 2003 UB313, tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Ceres và mặt trăng lớn nhất của chính nó là Charon bị coi như là hành tinh lùn và là các thiên thể hình cầu nằm ngoài Sao Hải Vương.

Tuy nhiên NASA những năm gần đây liên tục đưa ra các tuyên bố và nghiên cứu cho thấy cần khôi phục trạng thái hành tinh cho thiên thể này, thậm chí cho rằng nó có khả năng là một hành tinh có sự sống.

Tuy nhiên NASA những năm gần đây liên tục đưa ra các tuyên bố và nghiên cứu cho thấy cần khôi phục trạng thái hành tinh cho thiên thể này, thậm chí cho rằng nó có khả năng là một hành tinh có sự sống.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-nong-hanh-tinh-roi-bo-he-mat-troi-dang-bi-boc-vo-1606518.html