Phát hiện sao Diêm Vương có dấu hiệu sự sống, chuyên gia giật mình

Những hình ảnh về sao Diêm Vương được tàu vũ trụ New Horizons của NASA ghi lại đã tiết lộ một dấu hiệu giúp hành tinh này có thể có sự sống.

Phân tích hình ảnh chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons của NASA, các nhà thiên văn học từ Viện nghiên cứu Tây Nam Colorado (SWCRC) đã phát hiện một điều bất ngờ mới.

Phân tích hình ảnh chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons của NASA, các nhà thiên văn học từ Viện nghiên cứu Tây Nam Colorado (SWCRC) đã phát hiện một điều bất ngờ mới.

Đó chính là một cánh đồng gập ghềnh với những ngọn núi lửa băng khổng lồ hoạt động tương đối gần đây trên sao Diêm Vương khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.

Đó chính là một cánh đồng gập ghềnh với những ngọn núi lửa băng khổng lồ hoạt động tương đối gần đây trên sao Diêm Vương khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.

Trong khi núi lửa thông thường giải phóng dung nham nóng chảy, núi lửa băng phun ra một hỗn hợp đặc sệt bao gồm nước, băng, amonia và methane, được gọi chung mà magma băng. Chúng thường được tìm thấy trên các thiên thể lạnh giá trong hệ Mặt Trời.

Trong khi núi lửa thông thường giải phóng dung nham nóng chảy, núi lửa băng phun ra một hỗn hợp đặc sệt bao gồm nước, băng, amonia và methane, được gọi chung mà magma băng. Chúng thường được tìm thấy trên các thiên thể lạnh giá trong hệ Mặt Trời.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khu vực này không có hố va chạm nào, chứng tỏ các núi lửa băng đã hoạt động trong thời gian không quá xa, khoảng 100 triệu đến 200 triệu năm trước.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khu vực này không có hố va chạm nào, chứng tỏ các núi lửa băng đã hoạt động trong thời gian không quá xa, khoảng 100 triệu đến 200 triệu năm trước.

Dưới bề mặt Sao Diêm Vương từng là một đại dương. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện những núi lửa băng cho thấy đại dương vẫn còn tồn tại, nước lỏng sẽ gần với bề mặt.

Dưới bề mặt Sao Diêm Vương từng là một đại dương. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện những núi lửa băng cho thấy đại dương vẫn còn tồn tại, nước lỏng sẽ gần với bề mặt.

Nhiệt độ sao Diêm Vương cũng đang ấm hơn so với những gì trước đây khám phá ra. Điều này khiến các nhà khoa học nghi ngờ về khả năng có sự sống trên hành tinh lùn này.

Nhiệt độ sao Diêm Vương cũng đang ấm hơn so với những gì trước đây khám phá ra. Điều này khiến các nhà khoa học nghi ngờ về khả năng có sự sống trên hành tinh lùn này.

Kelsi Singer, Viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Bất kỳ sinh vật nào sống sót ở đó cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Chúng sẽ cần một số nguồn dinh dưỡng liên tục. Nếu núi lửa diễn ra liên tục, nhiệt độ và nước thay đổi nhiều, sẽ gây khó khăn cho các sinh vật".

Kelsi Singer, Viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Bất kỳ sinh vật nào sống sót ở đó cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Chúng sẽ cần một số nguồn dinh dưỡng liên tục. Nếu núi lửa diễn ra liên tục, nhiệt độ và nước thay đổi nhiều, sẽ gây khó khăn cho các sinh vật".

Khu vực trên nằm ở phía Tây Nam của khối băng Sputnik Planitia, bao phủ một vùng lòng chảo trải dài trên 1.000 km. Hai ngọn núi lửa lớn nhất ở đây là Wright Mons và Piccard Mons.

Khu vực trên nằm ở phía Tây Nam của khối băng Sputnik Planitia, bao phủ một vùng lòng chảo trải dài trên 1.000 km. Hai ngọn núi lửa lớn nhất ở đây là Wright Mons và Piccard Mons.

Wright Mons cao từ 4.000 - 5.000m và trải dài trên 150km trong khi Piccard Mons cao 7.000m và trải dài trên 225 km. Wright Mons được cho là tương đương với núi lửa Mauna Loa ở Hawaii, một trong những núi lửa lớn nhất Trái Đất.

Wright Mons cao từ 4.000 - 5.000m và trải dài trên 150km trong khi Piccard Mons cao 7.000m và trải dài trên 225 km. Wright Mons được cho là tương đương với núi lửa Mauna Loa ở Hawaii, một trong những núi lửa lớn nhất Trái Đất.

Sao Diêm Vương đã bị hạ xuống là hành tinh lùn vào năm 2006 vì không phù hợp với tiêu chí định nghĩa về hành tinh của Liên minh thiên văn quốc tế.

Sao Diêm Vương đã bị hạ xuống là hành tinh lùn vào năm 2006 vì không phù hợp với tiêu chí định nghĩa về hành tinh của Liên minh thiên văn quốc tế.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn thường xuyên theo dõi, tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên ngôi sao này. Khi tàu vũ trụ New Horizons thực hiện chuyến bay ngang qua hành tinh lùn và các mặt trăng đã thu thập được nhiều hình ảnh, dữ liệu quan trọng về sao Diêm Vương.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn thường xuyên theo dõi, tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên ngôi sao này. Khi tàu vũ trụ New Horizons thực hiện chuyến bay ngang qua hành tinh lùn và các mặt trăng đã thu thập được nhiều hình ảnh, dữ liệu quan trọng về sao Diêm Vương.

Hành tinh lùn này nằm trong Vành đai Kuiper, được mệnh danh là thế giới băng giá, có nhiệt độ trung bình là âm 232 độ C. Trên bề mặt sao Diêm Vương, có núi, thung lũng, sông băng, đồng bằng và miệng núi lửa. Nếu đứng trên bề mặt sẽ thấy bầu trời xanh với tuyết màu đỏ.

Hành tinh lùn này nằm trong Vành đai Kuiper, được mệnh danh là thế giới băng giá, có nhiệt độ trung bình là âm 232 độ C. Trên bề mặt sao Diêm Vương, có núi, thung lũng, sông băng, đồng bằng và miệng núi lửa. Nếu đứng trên bề mặt sẽ thấy bầu trời xanh với tuyết màu đỏ.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-sao-diem-vuong-co-dau-hieu-su-song-chuyen-gia-giat-minh-1682819.html