Phát hiện thanh sắt gỉ 3 tấn, chuyên gia lập tức làm điều này

Cách đây 35 năm, gia đình ông Triệu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đào cát ven sông thì tìm thấy một thanh sắt gỉ nặng 3 tấn. Nhiều người cứ nghĩ nó chỉ có thể đem bán phế liệu mà không ngờ rằng đó là báu vật quý giá.

Vào năm 1988, khu vực tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc xảy ra hạn hán nghiêm trọng khiến cuộc sống của người dân tại huyện Duyễn Châu gặp nhiều khó khăn. Gia đình người đàn ông họ Triệu là một trong số đó. Khi đi ra sông đào cát để sửa lại chuồng lợn, gia đình bất ngờ phát hiện một thanh sắt gỉ dài 7,5m và nặng 3.000 kg.

Vào năm 1988, khu vực tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc xảy ra hạn hán nghiêm trọng khiến cuộc sống của người dân tại huyện Duyễn Châu gặp nhiều khó khăn. Gia đình người đàn ông họ Triệu là một trong số đó. Khi đi ra sông đào cát để sửa lại chuồng lợn, gia đình bất ngờ phát hiện một thanh sắt gỉ dài 7,5m và nặng 3.000 kg.

Để đưa thanh sắt khổng lồ này lên bờ, gia đình người đàn ông họ Triệu phải nhờ nhiều người dân giúp đỡ. Khi thấy thanh sắt gỉ đó, nhiều người cho rằng nếu bán phế liệu thì sẽ kiếm được một khoản tiền lớn.

Để đưa thanh sắt khổng lồ này lên bờ, gia đình người đàn ông họ Triệu phải nhờ nhiều người dân giúp đỡ. Khi thấy thanh sắt gỉ đó, nhiều người cho rằng nếu bán phế liệu thì sẽ kiếm được một khoản tiền lớn.

Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng, thanh sắt gỉ nặng 3 tấn mà gia đình tìm thấy có thể là một bảo vật quý hiếm. Vậy nên, ông đã nhờ các chuyên gia tại Cục Di tích Văn hóa kiểm tra.

Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng, thanh sắt gỉ nặng 3 tấn mà gia đình tìm thấy có thể là một bảo vật quý hiếm. Vậy nên, ông đã nhờ các chuyên gia tại Cục Di tích Văn hóa kiểm tra.

Khi tới nơi, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi thanh sắt gỉ mà gia đình ông Triệu tìm thấy có hình dáng một thanh kiếm khổng lồ.

Khi tới nơi, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi thanh sắt gỉ mà gia đình ông Triệu tìm thấy có hình dáng một thanh kiếm khổng lồ.

Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện các phương pháp nhằm xác định tuổi của hiện vật này. Nhờ vậy, họ xác định được thanh sắt gỉ nặng 3 tấn có niên đại khoảng 300 tuổi.

Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện các phương pháp nhằm xác định tuổi của hiện vật này. Nhờ vậy, họ xác định được thanh sắt gỉ nặng 3 tấn có niên đại khoảng 300 tuổi.

Thanh kiếm khủng này có thể do Kim Nhất Phượng - thứ sử Duyễn Châu dưới thời nhà Thanh tạo ra. Theo một số ghi chép, vào năm 1712, quận Tư Dương xảy ta trận lụt nghiêm trọng khiến mực nước sông Tứ dâng cao. Thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng này đã thiệt hại lớn về người và tài sản.

Thanh kiếm khủng này có thể do Kim Nhất Phượng - thứ sử Duyễn Châu dưới thời nhà Thanh tạo ra. Theo một số ghi chép, vào năm 1712, quận Tư Dương xảy ta trận lụt nghiêm trọng khiến mực nước sông Tứ dâng cao. Thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng này đã thiệt hại lớn về người và tài sản.

Trước sự việc này, quan huyện Duyễn Châu khi ấy là Kim Nhất Phượng đã lãnh đạo mọi người chung tay thực hiện điều thủy, chống lũ để cuộc sống của người dân không bị đảo lộn vì mưa lũ. Ông dùng tiền lương của mình để sửa cầu, đích thân giám sát việc đắp đê bên sông Tứ. Nhờ vậy, thiên tai lũ lụt không còn đe dọa cuộc sống của người dân.

Trước sự việc này, quan huyện Duyễn Châu khi ấy là Kim Nhất Phượng đã lãnh đạo mọi người chung tay thực hiện điều thủy, chống lũ để cuộc sống của người dân không bị đảo lộn vì mưa lũ. Ông dùng tiền lương của mình để sửa cầu, đích thân giám sát việc đắp đê bên sông Tứ. Nhờ vậy, thiên tai lũ lụt không còn đe dọa cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, dân gian lưu truyền một giai thoại về đợt lũ lụt trên. Tương truyền, Kim Nhất Phượng đã quyên góp lương bổng 1 năm để thợ rèn tạo ra thanh kiếm khổng lồ nặng 3 tấn rồi đặt dưới sông. Về sau, thanh kiếm khổng lồ này được dùng để đo mực nước sông và phân tán dòng nước.

Tuy nhiên, dân gian lưu truyền một giai thoại về đợt lũ lụt trên. Tương truyền, Kim Nhất Phượng đã quyên góp lương bổng 1 năm để thợ rèn tạo ra thanh kiếm khổng lồ nặng 3 tấn rồi đặt dưới sông. Về sau, thanh kiếm khổng lồ này được dùng để đo mực nước sông và phân tán dòng nước.

Nhờ những hành động trên, Kim Nhất Phương được triều đình khen thưởng. Thanh kiếm khủng trên trở thành bảo vật của người dân trong vùng. Hiện nó được đặt trong Bảo tàng Duyễn Châu, tỉnh Sơn Đông, thuộc di tích văn hóa cấp 1 của Trung Quốc.

Nhờ những hành động trên, Kim Nhất Phương được triều đình khen thưởng. Thanh kiếm khủng trên trở thành bảo vật của người dân trong vùng. Hiện nó được đặt trong Bảo tàng Duyễn Châu, tỉnh Sơn Đông, thuộc di tích văn hóa cấp 1 của Trung Quốc.

Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-thanh-sat-gi-3-tan-chuyen-gia-lap-tuc-lam-dieu-nay-1875156.html