Phát hiện tiền thân của sự sống ở 'tử địa' vũ trụ

Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb vừa nắm bắt được tín hiệu của hàng loạt yếu tố tiền thân của sự sống ở nơi cách Trái Đất tận 5.500 năm ánh sáng, một phát hiện hứa hẹn giải thích nguồn gốc của chính chúng ta.

Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao trẻ với đĩa tiền hành tinh có thể chứa các yếu tố tiền thân của sự sống - Ảnh: SCITECH DAILY

Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao trẻ với đĩa tiền hành tinh có thể chứa các yếu tố tiền thân của sự sống - Ảnh: SCITECH DAILY

Ngập trong các tia vũ trụ cực đoan, độc hại, nhưng "tử địa" NGC 6357 thực tế lại là một vườn ươm sao.

Bên trong nó là hơn 10 ngôi sao lớn phát sáng rực rỡ, tưới tia UV lên rất nhiều ngôi sao trẻ còn nguyên đĩa tiền hành tinh bủa vây.

Và một trong các đĩa tiền hành tinh đó chứa dấu hiệu rõ ràng của nước và các phân hữu cơ.

Theo nghiên cứu về NGC 6357 vừa được công bố trênAstrophysical Journal Letters, những gì James Webb vừa phát hiện được cho thấy các hành tinh giống Trái Đất có thể hình thành ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt.

" data-gt-translate-attributes="[{" attribute="" tabindex="0" role="link">

Bởi lẽ, các yếu tố tiền thân của sự sống đã được chứng minh là tồn tại ngay trong đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời.

" data-gt-translate-attributes="[{" attribute="" tabindex="0" role="link">

Khi một hành tinh may mắn hình thành giữa vùng sự sống Goldilocks như Trái Đất, các "hạt mầm" của đại dương và sự sống ngay trên nó sẽ kết hợp với những thứ được gieo thêm vào nhờ các sao chổi và thiên thạch, từ đó hình thành thế giới như ngày nay.

" data-gt-translate-attributes="[{" attribute="" tabindex="0" role="link">

Theo nhóm khoa học gia thực hiện nghiên cứu - dẫn đầu bởi TSMaría C. Ramírez-Tannus từ Viện Thiên văn học Max Plack (MPIA), đĩa tiền hành tinh của ngôi sao này cũng chứa các yếu tố khác cho thấy sẽ xuất hiện các hành tinh đá kiểu Trái Đất.

Đĩa này được đặt tên là XUE-1, tiếp xúc với bức xạ cực tím cường độ cao của các ngôi sao lớn, nóng gần đó.

Sự tồn tại bất chấp điều kiện khắc nghiệt của nước và các phân tử hữu cơ là một ngạc nhiên thú vị, cho thấy chính tổ tiên chúng ta có thể cũng đã được "hoài thai" trong một môi trường liên sao cực đoan như thế.

Theo SciTech Daily, hơn một nửa số ngôi sao trong vũ trụ của chúng ta được sinh ra giữa những vùng hình thành sao khổng lồ cùng với các hành tinh của chúng.

Trước đây, các nhà khoa học vẫn lo ngại rằng bức xạ cực đoan có thể cản trở các điều kiện hình thành sao và các hành tinh cũng như việc xuất hiện các phân tử tiền thân của sự sống.

Tuy nhiên, phát hiện trên đã cho thấy sự sống có nhiều cách để len lỏi, tồn tại trong các môi trường khắc nghiệt nhất, đồng nghĩa với việc số hành tinh có sự sống giống địa cầu có thể nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.

Theo Người lao động

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-tien-than-cua-su-song-o-tu-dia-vu-tru/20240317112709109