Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân

Bệnh viêm xương tủy xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em và chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.

Bệnh nhân N.T.C, 67 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội, đã phải chịu đựng cơn đau gót chân phải trong suốt 5 tháng. Ban đầu, bà tự mua thuốc giảm đau và kháng viêm để điều trị tại nhà, tuy nhiên, tình trạng đau chỉ có cải thiện nhẹ mà không khỏi hẳn.

Khi điều trị kịp thời, viêm xương tủy xương hoàn toàn có thể được kiểm soát, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Khi điều trị kịp thời, viêm xương tủy xương hoàn toàn có thể được kiểm soát, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Sau khi tình trạng không tiến triển, bà quyết định đến viện, thăm khám, và tại đây, các bác sỹ đã phát hiện bà mắc viêm xương tủy xương, một bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng của xương.

Khi vào viện, bà C. khai báo với bác sỹ rằng cơn đau gót chân phải tăng lên khi đi lại và đã kéo dài khoảng 5 tháng. Trước khi vào viện, bà đã chụp X-quang khớp cổ chân tại một cơ sở y tế địa phương, phát hiện gai xương gót, và tự điều trị bằng thuốc nhưng không thấy hiệu quả.

Tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec bác sỹ Trịnh Thị Nga đã chỉ định bệnh nhân chụp X-quang và siêu âm gót chân, qua đó phát hiện ổ khuyết xương ở gót chân phải và hình ảnh áp xe dưới màng xương.

Nghi ngờ viêm xương tủy xương, bác sỹ tiếp tục chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI và kết quả cho thấy phù tủy xương, mất liên tục vỏ xương củ gót, kèm theo tổn thương lan rộng từ tủy xương sang các phần mềm lân cận. Dựa vào kết quả này, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm xương tủy xương gót chân phải.

Viêm xương tủy xương là tình trạng nhiễm trùng xương do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào xương qua ba đường: đường máu, nhiễm khuẩn trực tiếp (sau mổ, sau chấn thương), hoặc từ các cấu trúc lân cận (viêm khớp, viêm phần mềm).

Trong trường hợp của bà C., mặc dù không có tiền sử chấn thương hay phẫu thuật ở vùng gót chân, nhưng bà làm công việc nông nghiệp, thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, có thể đã bị nhiễm vi khuẩn qua những vết xước nhỏ ở chân. Qua thời gian, vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm xương tủy xương.

Viêm xương tủy xương có thể diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn cấp tính, bán cấp và mãn tính. Giai đoạn cấp tính thường có các triệu chứng như đau dữ dội, sưng tấy, sốt cao và giảm vận động.

Giai đoạn bán cấp và mãn tính có triệu chứng nhẹ hơn, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, áp xe, gãy xương bệnh lý hoặc biến dạng xương.

Sau khi chẩn đoán, bác sỹ Nga đã chỉ định bà C. phẫu thuật nạo vét ổ viêm và dùng kháng sinh. Tuy nhiên, do lý do bảo hiểm y tế, bà đã xin chuyển viện về tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Bác sỹ Nga cũng khuyến cáo, khi gặp triệu chứng đau xương kéo dài, đặc biệt là đau gót chân kèm theo dấu hiệu sốt, sưng tấy hay giảm vận động, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

Viêm xương tủy xương có thể phát sinh từ những vết thương nhỏ nhưng không được chú ý. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua các vết xước, đặc biệt đối với những người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với đất bẩn hoặc môi trường dễ nhiễm khuẩn.

Bệnh viêm xương tủy xương có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em và chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác như liên cầu, trực khuẩn mủ xanh, và nấm cũng có thể là nguyên nhân.

Người bệnh nếu có các yếu tố nguy cơ như tiền sử chấn thương, tiếp xúc với môi trường bẩn, hoặc có triệu chứng đau xương kéo dài nên được sàng lọc viêm xương tủy xương.

Khi điều trị kịp thời, viêm xương tủy xương hoàn toàn có thể được kiểm soát, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người cần chú ý đến những triệu chứng bất thường ở cơ thể mình và đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/phat-hien-ung-thu-xuong-tu-dau-hieu-dau-got-chan-d234501.html