Cẩn thận với 13 nguyên nhân gây đau hông khi đi bộ

Đi bộ bị đau hông, đau xương chậu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẩn đoán và điều trị đau hông phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đi bộ bị đau hông là bệnh gì, phần nào của hông bị đau, mức độ đau nhẹ hay nặng,...

Nếu thường xuyên gặp tình trạng đau hông khi đi bộ thì bạn không nên bỏ qua mà cần xác định nguyên nhân khiến bạn đi bộ bị đau hông là bệnh gì và điều trị phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đôi khi cơn đau hông hay xương chậu chỉ cần nghỉ ngơi sẽ biến mất nhưng cũng có những trường hợp do bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động của cơ thể lâu dài và các biến chứng khác.

1. Đi bộ bị đau hông là bệnh gì?

Đau hông khi đi bộ được mô tả là cơn đau thắt đột ngột ở vùng hông bụng khi di chuyển. Cơn đau hông có thể dữ dội, đau nhói hay đau hông âm ỉ hoặc đau nhức nhối khiến bạn gặp khó khăn để tiếp tục đi bộ một cách bình thường.

Đau chủ yếu sẽ được cảm thấy ở phía trước hông, nhưng nó có thể lan tỏa vào háng và xuống mông và đầu gối ở bên bị ảnh hưởng. Nói cách khác, cơn đau hông có thể chỉ khu trú ở vùng chậu hoặc lan tỏa tới mông, chân, bàn chân hoặc đau lên vùng thắt lưng - chính điều này khiến việc xác định tình trạng đi bộ bị đau hông là bệnh gì trở nên khó khăn hơn.

Theo Very Well Health, cơn đau hông khi đi bộ có thể do những nguyên nhân sau:

- Viêm khớp hông: Có nhiều loại viêm xương khớp khác nhau, có thể kể đến như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp do chấn thương, viêm khớp vảy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, trong đó có viêm khớp hông.

Bệnh khiến sụn khớp hông bị tổn thương, thoái hóa dẫn tới di chuyển khó khăn và có thể gây đau khớp hông khi đi bộ hoặc mang vác vật nặng. Lâu dài, sụn mỏng dần khiến khoảng cách giữa các xương hẹp hơn, xương cọ xát vào xương gây đau nghiêm trọng, thúc đẩy sự hình thành của các gai xương ở rìa xương.

- Tích tụ và tràn dịch khớp hông: Bệnh dẫn tới đau đớn, sưng tấy và đau hông khi đi bộ hoặc thực hiện các chuyển động khác. Thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp, khi tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp.

- Viêm bao hoạt dịch: Khớp hông có thể bị sưng đau nếu bao hoạt dịch gần khớp hông bị viêm, ảnh hưởng tới đi lại. Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng (viêm bao hoạt dịch mấu chuyển khớp háng) thường gặp là tình trạng sưng to và đau nhức ở khớp háng. Tình trạng đau tăng lên khi tập thể dục, vận động và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Do vậy, đau hông khi đi bộ là bệnh gì thì nguyên nhân có thể do viêm bao hoạt dịch khớp háng.

Khớp hông có thể bị sưng đau nếu bao hoạt dịch gần khớp hông bị viêm (Ảnh: ST)

Khớp hông có thể bị sưng đau nếu bao hoạt dịch gần khớp hông bị viêm (Ảnh: ST)

Dấu hiệu khác bao gồm cứng khớp, vùng viêm bị sưng đỏ hoặc bị bầm tím, khi đi lại nghe thấy tiếng kêu răng rắc ở khớp háng và cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh bị viêm bao hoạt dịch cũng có thể bị sốt vào chiều tối nhưng là sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi dẫn tới chán ăn và suy nhược cơ thể.

- Viêm gân ở cơ gấp hông: Thường là hậu quả của việc cơ bắp ở thân dưới phải hoạt động quá mức dẫn tới gân bị tổn thương gây ra các cơn đau liên tục cả ngày và đêm. Cơn đau hông do viêm gân tăng lên khi ấn vào, đau hông khi đi bộ hay các vận động mang tính chất đối kháng. Triệu chứng viêm gân ở cơ gấp hông khác có thể là sưng đỏ, nóng ở vùng gân bi tổn thương.

- Gãy xương hông: Đau hông khi đi bộ là bệnh gì? Gãy xương hông cũng có thể là nguyên nhân. Gãy xương hông có thể gây ra cơn đau đáng kể ở hông hoặc bẹn, và trong một số trường hợp thì người bị gãy xương hông có thể không thể đi lại được.

- Trật khớp hông: Té ngã do tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể theo có thể khiến chỏm xương đùi bị trật khỏi vị trí bình thường với ổ cối của xương chậu xung quanh khớp háng. Có thể là khớp háng trật sau, khớp háng trật ra phía trước. Đây là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh các biến chứng nguy hiểm. Cơn đau được mô tả là đau dữ dội ở vùng háng và xương chậu, khiến người bệnh có cảm giác tê liệt chân cho tới khi được nắn khớp lại kèm theo các cơn co thắt cơ bắp, biến dạng khớp vùng háng và bầm tím vùng háng nghiêm trọng (đổi màu da).

- Đau thần kinh tọa hoặc hẹp cột sống thắt lưng:Cũng có thể gây ra tình trạng đau hông khi đi bộ do cơn đau lan xuống hông hoặc chân dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ngoài đau thì người bệnh còn cảm thấy tê ở các vị trí như cánh tay, hông, mông, chân và bàn chân.

Đau hông khi đi bộ có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh: ST)

Đau hông khi đi bộ có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh: ST)

- Đau đầu gối: Đau đầu gối, cho dù liên quan đến viêm khớp hay chấn thương, đều có thể gây thêm áp lực lên hông và gây đau hông khi đi bộ.

- Các tình trạng phụ khoa: Các tình trạng phụ khoa như đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung và lạc nội mạc tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây đau hông khi đi bộ là bệnh gì. Tùy từng nguyên nhân mà các đặc trưng bệnh sẽ khác nhau nhưng nhìn chung các bệnh đều có thể gây ra các cơn đau lan tới hông.

- Hội chứng dải chậu chày: Đi bộ bị đau hông là bệnh gì? Hội chứng dải chậu chày có thể là nguyên nhân. Đây là một dạng chấn thường thường gặp ở chân, đặc biệt là trong các hoạt động như chạy bộ hay đi bộ nhanh. Hội chứng dải chậu chày xảy ra khi các mô sợi tại dải chậu chày bị tổn thương hay kích ứng mỗi khi vận động quá mức dải chậu chày sẽ siết chặt lại từ đó gây đau, thường là đau đầu gối nhưng cũng có thể gây ra cơn đau hông.

- Viêm khớp cùng chậu:Là tình trạng dây thần kinh bị viêm tại khớp cùng chậu nằm ở nơi xương cùng nối với xương chậu. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm cột sống dính khớp dẫn tới các cơn đau lưng dưới lan xuống mông, hông, đùi và xuống một hay cả hai chân. Cơn đau do viêm khớp cùng chậu được mô tả là đau, sưng ở khớp cùng chậu. Mức độ đau tăng lên khi đứng lâu khiến trọng lực cơ thể dồn sang một bên chân xảy ra khi leo dốc, lên cầu thang, chạy bộ hay các bài xoay hông.

- Tư thế đi bộ sai: Ngoài các nguyên nhân gây đi bộ bị đau hông là bệnh gì kể trên thì tư thế đi không đúng khi đi bộ trong thời gian dài cũng có thể dẫn tới tình trạng đau hông nếu không được sửa đúng tư thế. Người thừa cân, béo phì, người thường xuyên mang vác vật nặng hoặc hoạt động mạnh, ít vận động cũng có nguy cơ bị đau hông khi đi bộ cao hơn.

- Đau hông do ung thư di căn: Ung thư xương hoặc các bệnh ung thư di căn xương có thể gây ra cơn đau hông nghiêm trọng.

2. Cách giảm nhẹ đau hông khi đi bộ

Tùy từng nguyên nhân mà cách điều trị tình trạng đi bộ bị đau hông sẽ khác nhau nhưng nếu cơn đau hông khi đi bộ của bạn chỉ ở mức độ nhẹ thì có một số biện pháp giảm đau hông tại nhà mà bạn có thể tham khảo như sau:

- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Giảm đau tức thì, trong đó chườm lạnh trong ngày đầu đau để giảm viêm và sưng đau vùng hông. Những ngày sau đó thì chuyển sang chườm nóng để cải thiện lưu lượng máu tới hông cũng như thư giãn các cơ vùng hông bị căng thẳng.

Cách giảm nhẹ đau hông khi đi bộ (Ảnh: ST)

Cách giảm nhẹ đau hông khi đi bộ (Ảnh: ST)

- Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên rất cần thiết để tăng cường cơ hông, cải thiện sự ổn định của khớp và tăng tính linh hoạt. Từ đó giảm tình trạng đau hông khi đi bộ.

- Kiểm soát cân nặng hợp lý: Cân nặng dư thừa làm tăng nguy cơ bị đau hông hơn do hông bị căng thẳng. Do vậy kiểm soát cân nặng là điều vô cùng quan trọng, ngoài tập thể dục đều đặn thì bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Hơn nữa, cân nặng khỏe mạnh cũng giảm nguy cơ bệnh tật khác như mỡ máu, tiểu đường,...

- Chọn giày phù hợp khi đi bộ: Chọn giày có chức năng chống trượt, có đệm và miếng lót giàychỉnh hình có thể giúp nâng đỡ bàn chân, vòm chân phù hợp.

- Điều chỉnh tư thế đi bộ đúng: Như đã nói, một trong những nguyên nhân khiến bạn đi bộ bị đau hông là bệnh gì có thể liên quan tới tư thế đi bộ không đúng. Theo đó, khi đi bộ cần luôn giữ cho lưng thẳng, tập trung vào việc kéo dài cột sống; mặt nhìn thẳng về phía trước và hạn chế cúi sâu đầu về phía ngực; giữ vai hơi đẩy về phía sau thay vì khom vai về trước khiến vai bị căng thẳng và chạm đất bằng gót chân và đẩy người lên bằng ngón chân.

- Cân nhắc sử dụng thêm gậy đi bộ: Giúp nâng đỡ và giảm áp lực các khớp.

- Thử tập các bài tập chữa đau hông:Con lắc ngang, con lắc trước sau, bài tập căng cơ tứ đầu đùi, căng cơ gân kheo, nâng đầu gối, xoay hông ngoài, đứng lên ngồi xuống, tư thế chim bồ câu, tư thế cây cầu một chân,...

Với các cơn đau hông nghiêm trọng hơn, thuốc giảm đau bao gồm thuốc uống, kem bôi hay corticosteroid đường tiêm; phẫu thuật; điều chỉnh nắn xương có thể được chỉ định.

Đi bộ có làm cơn đau hông trầm trọng hơn không? Ảnh: ST

Đi bộ có làm cơn đau hông trầm trọng hơn không? Ảnh: ST

Đi bộ có làm cơn đau hông trầm trọng hơn không?

Đi bộ có thể hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và điều chỉnh việc đi bộ và hoạt động theo cách kiểm soát và giảm đau. Nhiều người có xu hướng chịu đựng cơn đau hông và tiếp tục đi bộ, nhưng cơn đau hông nghiêm trọng đòi hỏi phải nghỉ ngơi để hồi phục; ngược lại nếu cố gắng vận động quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở hông, lưng và vùng chậu.

3. Đi bộ bị đau hông khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nếu cơn đau hông khi đi bộ không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 - 2 ngày, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp giảm đau hông tại nhà thì bạn cần thăm khám bác sĩ sớm, đặc biệt là nếu bị ngã dẫn tới đau hông.

Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán tình trạng đi bộ bị đau hông là bệnh gì bằng các thăm khám, chẩn đoán hình ảnh,... Nhưng nhìn chung, không nên chủ quan với cơn đau hông. Đôi khi đau hông có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư như ung thư xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư di căn xương hay ung thư bạch cầu. Đau hông do ung thư khiến người bệnh có các triệu chứng đau buốt, sờ thấy khối u ở vùng hông hay buồn nôn, nôn mửa, sụt cân bất thường.

Châu Anh (tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/can-than-voi-13-nguyen-nhan-gay-dau-hong-khi-di-bo-20241223105928402.htm