Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Hậu Lộc

Tại Hậu Lộc, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đã trở thành công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng phát biểu tại hội nghị.

Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng phát biểu tại hội nghị.

Ngày 16/10, Đoàn công tác Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do ông Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó trưởng ban làm trưởng đoàn, đã giám sát công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TDCSXH đối với công tác giảm nghèo tại huyện Hậu Lộc, giai đoạn 2020-2022.

Ông Lê Đức Cường, Giám đốc NHCSXH Hậu Lộc trình bày bày tình hình sử dụng TDCSXH tại huyện hậu Lộc.

Ông Lê Đức Cường, Giám đốc NHCSXH Hậu Lộc trình bày bày tình hình sử dụng TDCSXH tại huyện hậu Lộc.

Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH Hậu Lộc, tính đến ngày 31/12/2022, NHCSXH Hậu Lộc đã ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện 15/16 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt gần 478,3 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn với 10.172 khách hàng còn dư nợ.

Thông qua vốn TDCSXH đã giúp cho 4.307 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập; giúp 5.563 hộ gia đình xây dựng được 10.826 công trình nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh...

Vốn TDCSXH đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được củng cố; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cao, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng - an ninh. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2022 xuống còn 2,71%...

Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Châu đề xuất một số nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng TDCSXH trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Châu đề xuất một số nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng TDCSXH trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH, các cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức rõ vị trí, vai trò của công cụ chính sách này. Trong giai đoạn 2020-2022 UBND huyện Hậu Lộc đã chuyển sang 3,5 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt hơn 5,5 tỷ đồng.

Nguồn vốn ủy thác từ địa phương cùng với nguồn vốn Trung ương đã mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình giải quyết việc làm tại hộ anh Đặng Văn Tưởng, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình giải quyết việc làm tại hộ anh Đặng Văn Tưởng, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TDCSXH, như: Tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cân nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan kịp thời xây dựng Đề án giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động từ ngân sách địa phương theo giai đoạn...

Ông Ngọ Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hậu Lộc đề nghị nâng thêm hạn mức đối với một số chương trình TDCSXH.

Ông Ngọ Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hậu Lộc đề nghị nâng thêm hạn mức đối với một số chương trình TDCSXH.

Kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm cũng như kết quả thực hiện chỉ tiêu TDCSXH giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện Hậu Lộc. Đồng thời, đề nghị cần tiếp tục nêu cao vai trò của các thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp đặc biệt là các thành viên Ban đại diện HĐQT là Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý vốn TDCSXH; chú trọng, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thực hiện công tác TDCSXH trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai cho vay tại cơ sở, từ đó đưa ra những giải pháp chỉ đạo, kịp thời, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, chính sách tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách.

Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình hộ nghèo tại hộ chị Lưu Thị Tuyết, thôn Đông Tân, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình hộ nghèo tại hộ chị Lưu Thị Tuyết, thôn Đông Tân, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

NHCSXH Hậu Lộc chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với các địa bàn có chất lượng thấp, chưa ổn định, chưa bền vững; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động Điểm giao dịch xã. UBND, Ban giảm nghèo cấp xã rà soát và xác nhận đối tượng thụ hưởng các chương trình TDCSXH, bảo đảm hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện, thuộc đối tượng đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ...

Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, thành viên Ban HĐQT NHCSXH Hậu Lộc trình bày báo cáo tình hình sử dụng tín dụng chính sách trên địa bàn.

Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, thành viên Ban HĐQT NHCSXH Hậu Lộc trình bày báo cáo tình hình sử dụng tín dụng chính sách trên địa bàn.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDCSXH đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân. Tuyên truyền, vận động tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm theo quy ước hoạt động của Tổ nhằm thực hành tiết kiệm, tạo nguồn tích lũy; nâng cao hiểu biết, quản lý về tài chính và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, chú trọng tới việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đặc biệt tại những đơn vị có nợ quá hạn cao, số Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động trung bình, yếu cao, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót tại cơ sở...

Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tại xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Đoàn giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tại xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Trước buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Hậu Lộc, đoàn công tác đã kiểm tra tình hình sử dụng vốn chính sách của một số hộ dân tại xã Đa Lộc

Khánh Phương

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/kinh-te/phat-huy-hieu-qua-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-tren-dia-ban-hau-loc/197549.htm