Phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới

Thời gian qua, với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của tỉnh đã tháo gỡ, giải quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên một số lĩnh vực. Qua đó, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, đóng góp lớn vào kết quả chung trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy kính nổi Tràng An (Yên Khánh). Ảnh: Tuấn Anh

Phát huy tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong những năm qua,kinh tế tỉnh Ninh Bình phát triển khá toàn diện và duy trì được tốc độ tăngtrưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2016 đạt 7,18%, năm 2017 đạt 8,2%, năm2018 đạt 9,2%. Qua đó, tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá SS 2010) bình quângiai đoạn 2016 - 2018 đạt 8,21%/năm; dự báo giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăngGRDP bình quân đạt 8,44% vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra (8,0%/năm).

Kinh tế tăng trưởng nhanh cũng góp phần phát triển doanhnghiệp. Thời gian qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày12/3/2015, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Chỉ thị26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đã thực hiện rà soát,sửa đổi và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư,sản xuất - kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI; hỗ trợtháo gỡ khó khăn cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thúcđẩy, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực, thu hút xúctiến đầu tư gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày28/8/2017 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 05/10/2017 của UBND tỉnh vềphát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 2016 - 2018 toàn tỉnh có 1.859 doanhnghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 23,32 nghìn tỷ đồng, bìnhquân đạt 12,54 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 4.815doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.

Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quantrọng đối với sự phát triển chung của tỉnh song vẫn còn một số tồn tại như sứccạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn yếu; nguồn vốn đầu tư pháttriển, mở rộng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay tín dụng của các ngân hàngnên khi các ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng đã gây khó khăn chodoanh nghiệp, hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của cộng đồngdoanh nghiệp, hộ kinh doanh trong tỉnh còn thấp. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinhdoanh hoạt động sản xuất cầm chừng, tạm ngừng hoạt động, giải thể.

Sản xuất CN-TTCN mặc dù duy trì được tốc độ phát triển songviệc đóng góp của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vào ngân sách địa phương cònhạn chế, số nộp ngân sách hàng năm chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp lớn.Nhiều dự án sản xuất lớn của các doanh nghiệp vẫn đang trong thời gian hưởng ưuđãi về thuế, tiền thuê đất hoặc đang triển khai xây dựng nên vẫn chưa đóng góptích cực cho ngân sách Nhà nước.

Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển nềnkinh tế địa phương thì các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh công tác cảicách thủ tục hành chính, coi nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành; tập trung rà soát, kiến nghịsửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của tỉnh không còn phù hợp hoặc đanglàm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp để giảm thời gian và chi phí gia nhậpthị trường của doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lýchuyên ngành của tỉnh tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế,chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, tạo môitrường đầu tư thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; công khai, minh bạch các thôngtin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương, côngkhai giá thuê đất, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất … trên cổng thôngtin điện tử của tỉnh để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu đầu tư.

Tỉnh tiếp tục duy trìvà thực hiện các cam kết đối với các nhà đầu tư; cải cách thủ tục hành chính,sửa đổi các quy định đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư tạo môi trường đầu tư thôngthoáng, thủ tục nhanh gọn hơn nữa; nâng cao chất lượng cán bộ công chức, nhấtlà cán bộ ở các bộ phận một cửa, một cửa liên thông, các phòng ban trực tiếp xửlý các công việc liên quan đến quy hoạch đầu tư, thuế, đất đai,… tạo thuận lơịnhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

Cải thiện hơn nữa môi trường pháp lý cũng được đánh giá làmột trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tổ công tác hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn chocác doanh nghiệp. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật chodoanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.

Đặc biệt cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quanquản lý nhà nước với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Đồng thời Hiệp hội Doanhnghiệp tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc liên kết cộng đồngdoanh nghiệp trong tỉnh kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đểtiếp tục phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh ngày càng vững mạnh.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phat-huy-vai-tro-cua-kinh-te-tu-nhan-trong-thoi-ky-moi-20190705084540694p2c20.htm