Phát minh nào của Gia Cát Lượng là nỗi kinh hoàng của kỵ binh Tam Quốc?

Gia Cát Lượng đã phát minh ra một vật từng cứu sống 100 nghìn quân Thục, tuy nhỏ nhưng tác dụng vô cùng lớn.

Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng của thời Tam Quốc, là vĩ nhân được hậu thế luôn kính trọng và nể phục. Ông không chỉ là mưu sĩ có đầu óc quán triệt thiên hạ, mà còn là nhà quân sự xuất sắc làm ra những chiến tích lẫy lừng chấn động Tam Quốc, khiến không ít danh tướng võ nghệ cao cường cũng phải run sợ. Những tác phẩm viết về hình tượng của vị thần tướng len lỏi vào đời sống và cả chặng đường mưu cầu tri thức của chúng ta.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim. Ảnh: Sohu

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, được tôn xưng Ngọa Long tiên sinh, là thừa tướng của nhà Thục Hán. Ông được xem là người không thể thiếu đối với sự tồn vong của Thục Hán.

Thời xưa truyền lại rất nhiều truyền thuyết nói về Gia Cát Lượng, ví dụ như câu chuyện Lưu Bị đến thăm hỏi Gia Cát tiên sinh. Lưu Bị vì ngưỡng mộ đại danh mà tìm đến căn nhà cỏ của Gia Cát Lượng tài hoa xuất chúng. Thế nhưng, Lưu Bị đã bị vị trí giả từ chối gặp mặt. Tuy nhiên, ông không nản lòng mà vẫn mang lễ đến và tiếp tục tôn kính thỉnh cầu. Cuối cùng, Lưu Bị đã mời được Gia Cát Lượng xuống núi trở thành mưu sĩ cho quân Thục.

Trong quá trình Gia Cát Lượng tham gia chinh chiến với Thục Hán, ông đã phát minh ra rất nhiều vật có giá trị cho đến hiện tại. Đơn cử là trâu ngựa gỗ di động để vận chuyển hàng hóa và lương thực, tên của ông được gửi gắm vào đèn Khổng Minh, nỏ Gia Cát được sử dụng trong quân sự,...

Những phát minh của ông đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng trong những cuộc chiến của quân Thục. Cái đầu xuất chúng của Ngọa Long tiên sinh đã khiến không ít tướng lĩnh phải e dè, mỗi lần biết ông cầm quân xuất chiến thì sẽ tự hiểu thắng trận này không phải là chuyện dễ dàng, thậm chí còn phải bỏ mạng trước những quỷ kế tài tình của vị thần tướng lỗi lạc.

Tuy nhiên, trong những thứ được Gia Cát Lượng phát minh, có một vật rất ít người biết đến nhưng công dụng lại rất lớn, từng cứu sống 100 nghìn quân Thục khỏi bàn thua trông thấy, ngay cả cảnh sát thời nay cũng thường dùng. Đó chính là đinh 4 chân.

Đinh 4 chân là phát minh cuối cùng của Gia Cát Lượng trước khi chết trong trận Bắc phạt. Ảnh: Sohu

Đinh 4 chân là phát minh cuối cùng của Gia Cát Lượng trước khi chết trong trận Bắc phạt, dùng để đối phó với kỵ binh đông đúc của Tư Mã Ý. Đinh 4 chân được thiết kế theo hình nón tam giác, đúc bằng đồng hoặc sắt. Theo đó, chỉ cần vứt bừa đinh 4 chân xuống đất thì lúc nào cũng có một chân nhọn nhô lên, trở thành chướng ngại vật làm khó quân thù.

Trong chiến trận, khi kỵ binh tràn đến đông đúc, ngựa sẽ giẫm phải phần chân nhô lên của đinh và bị thương, từ đó gây ra hỗn loạn cực lớn theo cấp số nhân. Thế quân kỵ binh của Tư Mã Ý cũng tự nhiên không đánh cũng tàn. Những chiếc đinh 4 chân tuy nhỏ, nhưng tác dụng vô cùng lớn, từng cứu được hơn 100 nghìn đại quân của nhà Thục trước thế tiến công như chẻ tre của địch.

Loại đinh 4 chân này vẫn còn được sử dụng ở thời nay. Cảnh sát giao thông và cảnh sát truy bắt tội phạm sử dụng loại đinh này trong một số tình huống đặc thù để làm chướng ngại vật.

Theo PV/Pháp luật và Bạn đọc

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-minh-nao-cua-gia-cat-luong-la-noi-kinh-hoang-cua-ky-binh-tam-quoc-1675328.html