Phát triển bền vững ngành điều

Là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, tuy nhiên hiện nay ngành điều gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý xuất nhập khẩu, đặc biệt là về thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan. Điều này đã tạo ra nhiều 'lỗ hổng' làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều Bình Phước cũng như sự phát triển bền vững của một ngành kinh tế vốn được xem là thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, lập lại trật tự phát triển sản xuất, kinh doanh điều nội địa và xuất nhập khẩu ngành điều là vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay.

BÀI 1
ĐO LƯỜNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH ĐIỀU VÀ “NHẬN DIỆN” DOANH NGHIỆP

Ngoài diện tích và sản lượng lớn, Bình Phước còn là nơi sản xuất, kinh doanh điều sôi động nhất cả nước với khoảng 2.793 cơ sở chế biến, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ, tổ hợp sản xuất với hơn 500 hội viên tham gia hoạt động. Đây là con số không hề nhỏ đối với một lĩnh vực kinh tế thuộc phạm vi một tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển không theo một quy định, quy củ nào đã tạo những “lỗ hổng” ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực kinh tế này.

Đo lường đóng góp của ngành điều

Là một trong những ngành kinh tế chủ lực với các sản phẩm đã tạo được thương hiệu đối với thế giới, thủ phủ điều Bình Phước có vai trò đặc biệt quan trọng với ngành điều Việt Nam. 3 năm nay, Bình Phước đã đưa ra chiến lược phát triển ngành điều: Nhà nước bảo vệ lợi ích người dân, DN, giúp người trồng điều nâng cao thu nhập; lấy chế biến sâu làm trung tâm để xây dựng chuỗi giá trị ngành điều; khuyến khích mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, đầu tư công nghệ, kỹ thuật chế biến sâu hỗ trợ nghiên cứu thị trường xuất, nhập khẩu. Phấn đấu thành công mục tiêu xây dựng ngành điều phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển ngành điều Bình Phước có thương hiệu, uy tín. Với những quan điểm này giúp ngành điều phát triển ngày càng lớn mạnh.

Trung bình mỗi năm, giá trị gia tăng do cây điều tạo ra là hơn 4.600 tỷ đồng trong tổng 28.000 tỷ đồng, tương đương với gần 1/6 giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh. Trong ảnh: Công ty TNHH Vinahe, thị xã Phước Long chọn sản xuất chế biến điều theo hướng chuyên sâu đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường

Hiện Bình Phước chiếm hơn 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều cả nước. Toàn tỉnh có 1.416 cơ sở chế biến hạt điều trong tổng 3.000 cơ sở chế biến điều toàn quốc; 140 DN vừa và nhỏ, hơn 1.200 DN siêu nhỏ, 39 tổ hợp sản xuất với hơn 500 hội viên tham gia dưới hình thức hỗ trợ nhau trong sản xuất, hướng đến sản xuất theo chuỗi khép kín, chế biến sâu. Hằng năm, ngành điều giúp giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 ngàn lao động. Trong đó, khoảng 15 DN quy mô lớn có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có trên 7.100 nông hộ trồng điều với tổng diện tích khoảng 141.429 ha. Đặc biệt, hiện toàn tỉnh đã có 9 DN là hội viên của Hiệp hội Điều Bình Phước được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hạt điều Bình Phước. Ngành điều đang đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, với tỷ lệ 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của tỉnh. Trung bình mỗi năm, giá trị gia tăng do cây điều tạo ra là hơn 4.600 tỷ đồng trong tổng 28.000 tỷ đồng, tương đương với gần 1/6 giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh.

Hiện toàn tỉnh có 15 sản phẩm từ hạt điều: Điều nhân, điều mật ong, điều rang tỏi, điều rang muối, điều wassabi, điều phô mai, điều tỏi ót, điều rang nước cốt dừa, điều rang mật ong và hả điều rang cay. Ảnh: Chọn theo hướng chuyên sâu Công ty TNHH Vinahe đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị với kinh phí cao

Hiện toàn tỉnh có 15 sản phẩm từ hạt điều: Điều nhân, điều mật ong, điều rang tỏi, điều rang muối, điều wassabi, điều phô mai, điều tỏi ót, điều rang nước cốt dừa, điều rang mật ong và hả điều rang cay. Ảnh: Chọn theo hướng chuyên sâu Công ty TNHH Vinahe đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị với kinh phí cao

Qua thực tiễn người tiêu dùng đánh giá, cũng như sự công nhận của thị trường thế giới, hạt điều Bình Phước có ưu thế vượt trội về chất lượng so với điều nhập khẩu và được đánh giá là “ngon nhất thế giới”. Hàm lượng chế biến điều theo hướng chuyên sâu ngày càng tăng, hiện toàn tỉnh có rất nhiều sản phẩm từ hạt điều như: điều mật ong, điều rang tỏi ớt, điều rang muối, điều wassabi, điều phô mai, điều rang nước cốt dừa... Các sản phẩm điều này được xếp hạng 4 sao - bảng xếp hạng cao nhất của tỉnh Bình Phước.

Chế biến sâu giúp nâng tầm giá trị hạt điều Bình Phước cũng như ngành điều của tỉnh. Ảnh: Anh Vũ Mạnh Tùng giám đốc Công ty TNHH Hạt Điều Vàng: Doanh nghiệp lựa chọn sản xuất chế biến hạt điều Bình Phước theo hướng chuyên sâu đã đưa sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường thế giới với các nước có yêu cầu tiêu chí chất lượng khắt khe

Chế biến sâu giúp nâng tầm giá trị hạt điều Bình Phước cũng như ngành điều của tỉnh. Ảnh: Anh Vũ Mạnh Tùng giám đốc Công ty TNHH Hạt Điều Vàng: Doanh nghiệp lựa chọn sản xuất chế biến hạt điều Bình Phước theo hướng chuyên sâu đã đưa sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường thế giới với các nước có yêu cầu tiêu chí chất lượng khắt khe

Đánh giá về ngành điều Bình Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cho biết: Thời gian qua, ngành điều phát triển giữ vững thương hiệu hạt điều Bình Phước là số 1 thế giới, qua đó giúp người dân trên địa bàn tỉnh có cuộc sống tốt hơn. Đây là thương hiệu đáng tự hào nhưng cũng là trách nhiệm để người trồng điều, các DN, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh điều phải cố gắng hơn nữa, giữ gìn thương hiệu xứng tầm với vị thế, đóng góp của cây điều, của ngành chế biến xuất khẩu điều đối với kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Thời gian tới cần phát triển mã vùng trồng, ổn định nguồn nguyên liệu để ngành điều phát triển bền vững.

Với những thế mạnh này, Bình Phước đã và đang là hạt nhân tích cực trong ngành điều Việt Nam.

Nhận diện rủi ro

Có thể nói để tham gia vào kinh doanh các mặt hàng từ hạt điều trên địa bàn tỉnh rất dễ. Mỗi hộ dân, cá nhân đều có xu hướng tự sản xuất, chế biến và tham gia bán lẻ trên thị trường ngày càng nhiều. Đối với DN nhỏ và vừa, số đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh điều theo hướng chế biến chuyên sâu ngày càng nhiều. Với 2.793 DN, cơ sở chế biến, tổ hợp sản xuất đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành điều nên nguồn nguyên liệu đầu vào hằng năm để đáp ứng cho các DN trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Các thị trường lớn cung cấp hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay gồm: Tanzania (62.937 tấn, kim ngạch gần 93 triệu USD), Bờ Biển Ngà (46.884 tấn, kim ngạch 67 triệu USD), Ghana (10.684 tấn, kim ngạch 14,3 triệu USD), Nigeria (5.575 tấn, kim ngạch 9,2 triệu USD)…

Để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các DN, kim ngạch nhập khẩu điều thô tăng lên hằng năm. Năm 2020, sản lượng điều thô nhập khẩu vào Bình Phước là 484.942/1.236.221 tấn, chiếm 39,2%; kim ngạch nhập khẩu điều thô là 639 triệu USD trong tổng 1.394 triệu USD của cả nước, chiếm 45,8%. Đến năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 1.349 triệu USD trong tổng 3.033 triệu USD của cả nước, chiếm 44,4%; tương đương số lượng điều thô nhập vào là 769.139/ 1.207.137 tấn, chiếm 63,7%. Trong năm 2022, tính đến tháng 5, dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đối với điều thô là 555/ 1.156 triệu USD, chiếm 48% so với cả nước; tương đương 296.589/338.107 tấn, chiếm 87,7%.

Số lượng điều thô nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến của các DN trên địa bàn tỉnh hằng năm lớn và tăng dần qua từng năm, vì vậy cũng có nhiều vấn đề cần phải siết chặt.

Ngành Hải quan Bình Phước tổ chức hội nghị đối thoại về giải đáp chính sách, thủ tục hải quan và tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng điều cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất xuất nhập khẩu điều trên địa bàn tỉnh

Ngành Hải quan Bình Phước tổ chức hội nghị đối thoại về giải đáp chính sách, thủ tục hải quan và tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng điều cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất xuất nhập khẩu điều trên địa bàn tỉnh

Ông Nguyễn Văn Lịch, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết: Vừa qua, đơn vị tổ chức rà soát, khảo sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN điều trên địa bàn tỉnh nhằm nhận diện, phân loại DN rõ ràng hơn. Qua khảo sát phân loại, hiện trên địa bàn tỉnh các DN kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu điều chia thành 3 nhóm: DN kinh doanh đảm bảo đúng các tiêu chuẩn, chấp hành đúng quy định hiện hành; nhóm DN đang hoạt động kinh doanh nhưng chưa nắm rõ hết các quy định của luật pháp và nhóm DN hiểu rõ quy định của pháp luật nhưng chưa thực hiện đúng, thậm chí lợi dụng kẽ hở pháp luật để buôn lậu.

Các doanh nghiệp điều tham gia hội nghị đối thoại về giải đáp chính sách, thủ tục hải quan và tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng điều

Các doanh nghiệp điều tham gia hội nghị đối thoại về giải đáp chính sách, thủ tục hải quan và tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng điều

Ngành hải quan nhận diện hoạt động kinh doanh điều nội địa và xuất nhập khẩu có một số biểu hiện cần đưa vào nhóm các rủi ro để có giải pháp quản lý trong thời gian tới. Đó là thực trạng một số DN có dấu hiệu lợi dụng chính sách ưu đãi miễn thuế đối với loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, nhưng không đưa vào sản xuất hoặc sản xuất một phần, số còn lại đưa vào tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan. Thứ hai là xuất khẩu ít hơn khai báo hải quan nhằm chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Thứ ba là một số DN lợi dụng xuất khẩu ít hơn khai báo hải quan nhằm hợp lý hóa việc tiêu thụ nội địa. Rủi ro thứ tư là mặt hàng điều thuộc danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Đây là những dấu hiệu ngầm nhưng về lâu dài có tác động rất lớn đến sự sống còn của ngành điều Bình Phước. Điều này đặt ra yêu cầu cần sớm có giải pháp xóa bỏ tận gốc để ngành điều phát triển minh bạch, là sân chơi lành mạnh cho các DN chân chính.

Ngọc Bích

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/4/136428/phat-trien-ben-vung-nganh-dieu