Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

Thời gian qua, tái cơ cấu ngành chăn nuôi được các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện, trong đó, tập trung phát triển nuôi vật nuôi bản địa trong chăn nuôi nông hộ, phát triển chăn nuôi công nghiệp trong các cơ sở chăn nuôi lớn. Theo số liệu thống kê đến ngày 15/5, toàn tỉnh có tổng đàn trâu 115,7 nghìn con, đàn bò 85,7 nghìn con; lợn 458,8 nghìn con; dê 51,7 nghìn con; 7,89 triệu con gia cầm. Năm 2021, người chăn nuôi tiếp tục tái đàn lợn theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nên tổng đàn tăng khoảng 0,5% so với năm 2020.

 Hộ dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chăn nuôi gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao. Là tỉnh miền núi có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, tỉnh đã tích cực quan tâm, đầu tư để ngành chăn nuôi mang lại lợi nhuận khá, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Để khuyến khích phát triển chăn nuôi, tỉnh ban hành Nghị quyết số 15/2017 về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025. Đến hết năm 2020, tổng số trang trại chăn nuôi lợn tăng 20,6% so với trước khi triển khai Nghị quyết số 15. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chủ động triển khai nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết số 15. Ngành NN&PTNT đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng dịch cho đàn vật nuôi. Các địa phương quan tâm phát huy lợi thế của địa phương đầu tư chăn nuôi một số loại vật nuôi chủ lực, phát triển đa dạng các loại vật nuôi đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu; chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường. Trên cơ sở điều kiện cụ thể từng bước phát triển chăn nuôi gắn với thế mạnh của từng địa phương. Như chăn nuôi đại gia súc tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc; chăn nuôi lợn bản địa tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại TP Hòa Bình và một số xã vùng cao của huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn. Gà thả vườn tập trung phát triển, tăng quy mô đàn các giống gà địa phương tại huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn... Hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, tỉnh đặt mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân 6 - 7%/năm. Ổn định tổng đàn, nâng cao tầm vóc, chất lượng và giá trị vật nuôi. Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung trong trang trại, giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ; có 87% trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và nông thôn. Tỉnh tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch, tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi phù hợp với phát triển KT-XH và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân và xuất khẩu. Trong đó, tăng số lượng đàn lợn bản địa và chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp; phát triển, tăng quy mô đàn gà thả vườn, tăng quy mô đàn gà công nghiệp trong các trang trại. Tập trung phát triển vùng chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao ở các địa phương có điều kiện thuận lợi về đồng cỏ, phụ phẩm nông, công nghiệp như: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, TP Hòa Bình; tập trung phát triển chăn nuôi dê sản xuất hàng hóa tập trung tại các huyện có địa hình lợi thế như: Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi chuyển nhanh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ phát triển thành các trang trại quy mô vừa và quy mô lớn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghệ cao. Giảm dần chăn nuôi nông hộ chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đưa ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác giống vật nuôi. Bên cạnh đó có các chính sách ưu đãi thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Thực hiện đồng bộ các chính sách của T.Ư và của tỉnh về thúc đẩy chăn nuôi. V.H

Hộ dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chăn nuôi gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao. Là tỉnh miền núi có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, tỉnh đã tích cực quan tâm, đầu tư để ngành chăn nuôi mang lại lợi nhuận khá, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Để khuyến khích phát triển chăn nuôi, tỉnh ban hành Nghị quyết số 15/2017 về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025. Đến hết năm 2020, tổng số trang trại chăn nuôi lợn tăng 20,6% so với trước khi triển khai Nghị quyết số 15. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chủ động triển khai nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết số 15. Ngành NN&PTNT đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng dịch cho đàn vật nuôi. Các địa phương quan tâm phát huy lợi thế của địa phương đầu tư chăn nuôi một số loại vật nuôi chủ lực, phát triển đa dạng các loại vật nuôi đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu; chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường. Trên cơ sở điều kiện cụ thể từng bước phát triển chăn nuôi gắn với thế mạnh của từng địa phương. Như chăn nuôi đại gia súc tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc; chăn nuôi lợn bản địa tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại TP Hòa Bình và một số xã vùng cao của huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn. Gà thả vườn tập trung phát triển, tăng quy mô đàn các giống gà địa phương tại huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn... Hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, tỉnh đặt mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân 6 - 7%/năm. Ổn định tổng đàn, nâng cao tầm vóc, chất lượng và giá trị vật nuôi. Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung trong trang trại, giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ; có 87% trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi và nông thôn. Tỉnh tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch, tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi phù hợp với phát triển KT-XH và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân và xuất khẩu. Trong đó, tăng số lượng đàn lợn bản địa và chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp; phát triển, tăng quy mô đàn gà thả vườn, tăng quy mô đàn gà công nghiệp trong các trang trại. Tập trung phát triển vùng chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao ở các địa phương có điều kiện thuận lợi về đồng cỏ, phụ phẩm nông, công nghiệp như: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, TP Hòa Bình; tập trung phát triển chăn nuôi dê sản xuất hàng hóa tập trung tại các huyện có địa hình lợi thế như: Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi chuyển nhanh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ phát triển thành các trang trại quy mô vừa và quy mô lớn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghệ cao. Giảm dần chăn nuôi nông hộ chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đưa ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác giống vật nuôi. Bên cạnh đó có các chính sách ưu đãi thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Thực hiện đồng bộ các chính sách của T.Ư và của tỉnh về thúc đẩy chăn nuôi. V.H

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/152928/phat-trien-chan-nuoi-theo-huong-ben-vung.htm