Phát triển điện mặt trời mái nhà 'tự dùng' có lợi cho các bên tham gia

Phát triển năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà theo hướng tự dùng sẽ đem lại lợi ích cho các bên gồm doanh nghiệp, Nhà nước và người sử dụng điện.

Lợi ích lâu dài

Nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiến tới mục tiêu giảm phát thải ròng, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam đã đưa ra lộ trình nhằm thực hiện hóa chiến lược qua những nhiệm vụ, định hướng cụ thể tại bản Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Việc ban hành Quy hoạch là cuộc cách mạng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm mức thấp nhất sử dụng điện từ nhiệt than và từ dầu khí.

Với xuất khẩu, phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải trong sản xuất không chỉ còn là xu hướng mà còn là điều kiện bắt buộc với các nước nhập khẩu. Theo các đại diện Hiệp hội doanh nghiệp thì những ngành dệt may, thủy sản, chế biến gỗ, da giày sẽ có lợi thế xuất khẩu rất lớn khi doanh nghiệp có dùng năng lượng tái tạo. Ngoài dệt may, sắp tới các mặt hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn buộc phải chứng minh quy trình xanh hóa trong sản xuất để giành lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Quy hoạch điện VIII nêu rõ, Nhà nước khuyến khích các hộ tiêu dùng tự sản và tự tiêu với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% các tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà.

Quy hoạch điện VIII nêu rõ, Nhà nước khuyến khích các hộ tiêu dùng tự sản và tự tiêu với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% các tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà.

Quy hoạch điện VIII nêu rõ, Nhà nước khuyến khích các hộ tiêu dùng tự sản và tự tiêu với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% các tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà.

Kế hoạch phát triển năng lượng xanh từ điện mặt trời mái nhà đã được nêu rõ tại bản Quy hoạch điện VIII. Theo đó, Quy hoạch nhấn mạnh, Nhà nước khuyến khích các hộ tiêu dùng tự sản và tự tiêu với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% các tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà. Trong đó loại hình năng lượng này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, do đó cần sớm có chính sách để phát triển. Đây là sẽ là nội dung quan trọng của ngành năng lượng trong thời gian tới nhằm thực hiện hóa mục tiêu giảm phát thải ròng,

Vậy nguyên lý và quy định sử dụng nguồn điện tự sản, tự tiêu hay còn gọi là điện tự dùng được hiểu như thế nào?

Trao đổi với PV, ông Phan Công Tiến - chuyên gia năng lượng và thị trường điện cho biết; nguồn điện tự sản, tự tiêu là tự sản xuất và tự tiêu thụ điện, và phát triển điện “tự dùng” tức là mô hình phát triển “sau công tơ”, tiếng anh gọi “behind the meter”: Đây là mô hình phát triển năng lượng mới nhờ có công nghệ điện mặt trời phân tán và chi phí giá thành giảm.

Với phương thức cũ người sử dụng điện (kể cả khu công nghiệp) mua điện của Công ty điện lực địa phương qua công tơ điện, thì các nguồn điện phát triển đều đi vào từ trước công tơ. Còn phương thức mới theo hướng tự dùng hiện nay, thì các đơn vị sử dụng điện ngoài việc vẫn mua điện như trước, giờ sẽ tự lo một phần nguồn điện, và việc lo này tự việc phát triển nguồn điện phía sau công tơ điện lực.gọi mô hình “ sau công tơ”.

Mô hình điện tự dùng, thông thường có 2 phương án. Phương án thứ nhất, bản thân một nhà máy trong khu công nghiệp dùng chi phí của mình để tự đầu tư và hạch toán vào giá thành sản xuất. Mô hình 2 là đơn vị cấp dịch vụ điện trời qua ký PPA. Hiện nay thì việc công ty năng lượng sẽ ngoài việc cung cấp dịch vụ năng lượng họ cấp thếm các dịch vụ khác dự lưu trữ, dịch vụ ổn định liên quan khác như lưu trữ, trạm sạc v.v.

Khu vực sản xuất nếu tự lo được một phần năng lượng ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng , nó còn giúp người dân ít bị bù chéo hơn và ít tăng tiền điện hơn, người dân sẽ có lợi.

Khu vực sản xuất nếu tự lo được một phần năng lượng ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng , nó còn giúp người dân ít bị bù chéo hơn và ít tăng tiền điện hơn, người dân sẽ có lợi.

Khu vực sản xuất nếu tự lo được một phần năng lượng ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng, nó còn giúp người dân ít bị bù chéo hơn và ít tăng tiền điện hơn, người dân sẽ có lợi.

Theo chuyên gia Phan Công Tiến, phát triển mô hình tự dùng này sẽ có lợi cho các bên tham gia gồm: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, về giá điện: hiện nay giá điện bình quân sau khi EVN tăng giá lên 3% vừa rồi là khoảng 1.920 đồng/kwh, trong khi giá bình quân khu vực sản xuất công nghiệp khoảng 1.800/kwh. Giờ cao điểm cho công nghiệp (9h30 đến 11h30); giá điện khu công nghiệp mua với giá điện 3.171 đồng trong khi khung giờ này là thời điểm phát điện mặt trời tốt nhất. Trong đó khu vực dân cư 35%, sản xuất 55 %, như vậy khu vực dân cư đang gánh giá điện cho điện sản xuất, tức đang bù chéo giá điện từ dân và thương mại cho sản xuất. Như vậy rõ ràng khu vực sản xuất nếu tự lo được một phần năng lượng ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng, giúp người dân ít bị bù chéo hơn và ít tăng tiền điện hơn, người dân sẽ có lợi.

"Về phía doanh nghiệp thì đã rõ ràng, quá có lợi vì được dùng một phần giá điện thấp, vừa có chứng chỉ xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu. Về phía Nhà nước, mô hình doanh nghiệp sau công tơ, tiền thuế vẫn được đơn vị cung cấp năng lượng tái tạo đóng đầy đủ. Ngoài ra doanh nghiệp dùng được giá điện rẻ thì tăng nhu cầu tiêu dùng điện và tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước càng cao”- ông Tiến cho biết.

Cần sớm có hướng dẫn cụ thể

Việc phát triển điện mặt trời theo hướng tự dùng hiện tại được Nhà nước và Chính phủ có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư được nhấn mạnh tại Quy hoạch VIII. Tuy nhiên, trong thực tế khi triển khai nó còn còn liên quan đến các thủ tục hành chính khác như về PCCC hay thủ tục xây dựng. Do chưa có những quy định rõ ràng từ các Bộ ngành nên việc triển khai loại hình này ở một số địa phương còn ách tách, khiến cho người muốn sử năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà còn rất e ngại. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính khác mà doanh nghiệp ngần ngại không dám đầu tư lắp đặt hệ thống này là do tâm lý lo sợ ngành điện ở địa phương gây khó dễ trong việc đấu nối, cung cấp điện, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh nên rất ít doanh nghiệp sử dụng điện muốn triển khai mô hình điện mặt trời mái nhà mặt dù rất muốn có chứng chỉ năng lượng xanh để xuất khẩu.

Chính vì thế theo các chuyên gia, Chính phủ nên có định hướng và tạo một hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển xanh theo các mô hình tự nguyện theo nhu cầu của người sử dụng điện. Người sử dụng điện được quyền tiếp cận phát triển và sử dụng điện năng lượng tái tạo.

Ngoài ra theo TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường ĐHKT-ĐHQG Hà Nội cho biết, chúng ta cũng nên đặt ra vấn đề là không thể tự sản tự tiêu hoàn toàn, doanh nghiệp cần có sự dự trữ về năng lượng. Do vậy, việc đấu nối với điện lưới quốc gia cần được xem xét, cần có chính sách nào đấy để cho phép đấu nối.

Theo đó, Phó Viện trưởng VEPR cũng chỉ ra mặc dù đã có các quy định về các yếu tố kỹ thuật để kiểm soát, lắp đặt, sửa chữa điện năng lượng tái tạo, song thể chế chính sách chưa rõ ràng, quy trình thủ tục để lắp đặt hệ thống mới, hay sửa chữa mất rất nhiều thủ tục quy trình kèm theo, gây ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là với cơ sở, ngành xuất khẩu khi khách hàng có các yêu cầu về năng lượng sạch.

“Do đó để đạt được mục tiêu đề ra tại quy hoạch điện 8, cần có cơ chế xác nhận cho người dân làm. Đồng thời, thảo luận, sửa đổi quy trình, thủ tục, tìm phương án tháo gỡ để có cơ chế chính sách phù hợp cho mô hình điện mặt trời mái nhà “tự dùng” được phát triển” - ông Việt đề xuất.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/phat-trien-dien-mat-troi-mai-nha-tu-dung-co-loi-cho-cac-ben-tham-gia-685693.html