Phát triển điện mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng và cơ sở pháp lý
Ngày 13/8, đơn vị tổ chức sự kiện trong ngành năng lượng tái tạo Neoventure đã mở màn loạt hội thảo online (webinar) với chủ đề 'Phát triển điện mặt trời ở Việt Nam: Tiềm năng và Cơ sở pháp lý'.
Giữ vai trò là diễn giả trong buổi hội thảo, ông Borries Plass - Giám đốc điều hành Công ty Shire Oak International (nhà đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời đến từ Anh Quốc) đã truyền đạt lại những thông tin và kiến thức tinh gọn nhất đến hơn 100 khán giả tham dự, bao gồm những người quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Bài thuyết trình của ông Borries xoay quanh ba chủ đề chính, gồm: Đánh giá tiềm năng điện mặt trời ở Việt Nam – cơ sở pháp lý và quy định hiện hành; Mô hình kinh doanh điện mặt trời áp mái hiện hành, sau đó đào sâu hơn về khía cạnh Kỹ thuật của mỗi dự án.
Theo ông, Việt Nam là một nước có tiềm năng vượt trội để phát triển điện mặt trời trong khu vực Đông Nam Á. Với 98,000ha tổng diện tích các khu công nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khắc phục tình trạng thiếu điện.
Theo tổng hợp của Shire Oak, miền Nam là khu vực có điều kiện tốt nhất để khai thác điện mặt trời áp mái bởi đây là nơi tập trung phần lớn các khu công nghiệp của cả nước, đồng thời có số giờ nắng lý tưởng.
Các doanh nghiệp sử dụng dự án điện mặt trời được nhận lại lợi ích về nhiều mặt. Một trong những dự án mà Shire Oak triển khai, nhà máy BOHO Décor, đã nhận được chứng nhận quốc tế thiết kế xanh LEED. Ngoài ra, ông Borries làm rõ số tiền đáng kể mà doanh nghiệp tiết kiệm được thông qua bảng tính sơ bộ trong mô hình hợp tác của Shire Oak.
“Với hợp đồng 15 đến 20 năm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đến 900,000 đô la Mỹ khi lắp đặt hệ thống có công suất 1 MW” - ông Borries cho biết.
Bên cạnh đó, hệ thống điện mặt trời áp mái được triển khai bởi những nhà phát triển có kinh nghiệm như Shire Oak luôn đảm bảo đạt hiệu quả cao và đáp ứng những yêu cầu về an toàn. Công ty còn chịu hoàn toàn trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng (O&M) nên doanh nghiệp có thể tin cậy vào chất lượng của hệ thống.
Tuy nhiên, để tận hưởng hoàn toàn hiệu quả kinh tế mà hệ thống điện mặt trời mang lại, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm lựa chọn Hợp đồng mua bán điện. Khi đó Shire Oak sẽ đầu tư hoàn toàn cho một dự án điện mặt trời trên mái xưởng của doanh nghiệp, và doanh nghiệp được sử dụng điện sản sinh từ hệ thống với mức giá rẻ hơn nhiều so với giá điện lưới của EVN.Tính đến nay, công ty Shire Oak đang có 8 dự án đi vào hoạt động. Những doanh nghiệp muốn tham gia vào mô hình hợp tác với những nhà phát triển năng lượng tái tạo như Shire Oak thường có hai tùy chọn hợp tác: Thứ nhất, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng điện cao cho những hoạt động như sản xuất, họ có thể ký Hợp đồng cho thuê mái nhà. Khi đó, nhà phát triển sẽ trả phí thuê mái thường niên cho doanh nghiệp.
Lý tưởng là vậy, nhưng qua chia sẻ của ông, người nghe sẽ hiểu thêm về những yêu cầu về cơ sở và các quy trình phức tạp để triển khai một dự án điện mặt trời áp mái.
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 13/QĐ-TTg, thời gian áp dụng cơ chế FIT2 ưu đãi hơn được tính từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2020 đối với các dự án “điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019”. Như vậy, những nhà phát triển chỉ còn hơn 4 tháng để triển khai các thủ tục đầu tư và xây dựng các dự án ĐMT.
Cuối buổi hội thảo, Neoventure cùng ông Borries giải đáp những thắc mắc đặt ra bởi khách tham dự. Giám đốc điều hành Shire Oak hi vọng qua sự kiện này, những nhà đầu tư, nhà phát triển, hay cả những doanh nghiệp liên quan sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về bối cảnh phát triển điện mặt trời tại đất nước hình chữ S.