Phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam: Giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng

Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề cấp bách của toàn cầu. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghệ thu hồi và lưu giữ carbon.

Công nghệ thu hồi và lưu giữ carbon.

Việt Nam đã tham gia và ký kết các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam đến năm 2030 là 27% so với kịch bản phát triển thông thường. Kiểm kê khí thải nhà kính là hoạt động quan trọng để xác định lượng phát thải khí nhà kính của các nguồn phát thải, từ đó có cơ sở để đề ra các giải pháp giảm phát thải. Theo Quyết định 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp có tên trong danh sách bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm 1.912 cơ sở. Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần, và gửi về UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ TN&MT. Hiện đã có các văn bản pháp lý của Chính phủ quy định cụ thể: Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Quyết định 2626/QĐ-BTNMT: Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính; Thông tư 17/2022-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.

Như vậy, các cơ sở hoàn toàn có thể chủ động được một phần trong sự nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính với các quyết định và thông tư trên. Năm 2024 thực hiện kiểm kê khí nhà kính (hoàn tất trước tháng 01/2025). Năm 2025 báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính (hoàn tất báo cáo trước tháng 4/2025).

Các khí nhà kính phải kiểm kê là các-bon đi-ô-xít (CO2), mê-tan (CH4), ô-xít ni-tơ (N2O) và hydrofluorocarbon (HFCs). Đối với các khí nhà kính khác, bao gồm lưu huỳnh hexafluoride (SF6), perfluorocarbons (PFCs), nitơ triflouride (NF3), tùy thuộc vào đặc thù và điều kiện của từng lĩnh vực cần xem xét kiểm kê.

Sau kiểm kê khí nhà kính, kết quả của hoạt động kiểm kê sẽ là cơ sở để xét đến phạm vi định mức phát thải khí nhà kính trên từng đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính tại các cơ sở từ giai đoạn 2026 - 2030 và sau đó cho các năm tiếp sau.

Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại các cơ sở sản xuất của Việt Nam năm 2022 là 662,6 triệu tấn CO2 tương đương. Trong đó phát thải từ các cơ sở sản xuất chiếm khoảng 35%. Lượng phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất xi măng chiếm khoảng 10% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Lượng phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất sắt thép chiếm khoảng 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Lượng phát thải khí nhà kính từ ngành giao thông vận tải đường bộ chiếm khoảng 25% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến gia tăng nhu cầu về cầu đường, cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng nhu cầu này, trong thời gian 10 năm tới, Việt Nam sẽ phải mở rộng các dự án cầu đường, cơ sở hạ tầng với quy mô lớn. Dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, do các nguyên nhân có thể nhìn thấy rõ từ nguồn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường khai thác tài nguyên. Trong sự ước tính của Bộ GTVT, trong giai đoạn 2023 - 2030, Việt Nam sẽ cần đầu tư khoảng 1.200 nghìn tỷ đồng để xây dựng các dự án cầu đường, cơ sở hạ tầng. Nếu không có các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, việc mở rộng các dự án này sẽ làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam thêm khoảng 20%.

Việc giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc giảm phát thải này cũng gặp phải những ràng buộc nhất định, bao gồm yếu tố từ nhu cầu tiên quyết phát triển nền kinh tế - xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố công nghệ. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến nhu cầu gia tăng về xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị. Nếu không đáp ứng được nhu cầu này, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện áp dụng các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thường tốn kém hơn so với các giải pháp truyền thống. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện. Một số giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam (như công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon).

Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) là đơn vị hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu, phát triển công nghệ lưu trữ carbon tại Việt Nam và đang theo đuổi lớn dần với những cơ hội đem lại từ công nghệ rất tiên tiến này; thu hồi và lưu trữ carbon (CCS). CCTPA hy vọng công nghệ CCS đang được CCTPA theo đuổi, đã được chứng minh có thể giảm sâu lượng khí thải trong các lĩnh vực công nghiệp.

Phương An
Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/phat-trien-ha-tang-do-thi-tai-viet-nam-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-trong-xay-dung-366945.html