Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước những năm tới
là mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận trong Đề án 'Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước' và đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, cảng biển, đóng tàu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ; triển khai có hiệu quả các dự án năng lượng trong những năm tới.
Nhiều kết quả đạt được trong năm 2020
Theo thống kê của UBND tỉnh Ninh Thuận, ước tính đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 14 dự án điện mặt trời/1.073,8MW. Cụ thể, điện mặt trời Thiên Tân 40MW, điện mặt trời Xuân Thiện 1 là 125MW, điện mặt trời Xuân Thiên 2: 75MW; điện mặt trời Mỹ Sơn 1: 50MW; điện mặt trời Mỹ Sơn 2: 40MW; điện mặt trời Phước Ninh 36MW, điện mặt trời Solar farm Nhơn Hải 35MW, điện mặt trời Phước Thái 1: 50MW, điện mặt trời Bầu Zôn 20MW, điện mặt trời Thuận Nam 12: 40MW, điện mặt trời Sp-Infra 40MW, Adani Phước Minh 39,8MW, Phước Minh - Trung Nam 450MW, hồ Núi Một 40MW và hoàn thành 28 trụ điện gió/112MW (Trung Nam - g42,3). Nâng tổng số đến nay lên 36 dự án/2.446,35MW đã hòa lưới điện quốc gia (32 dự án mặt trời/2.256,8MW và 4 dự án điện gió/61 trụ/189,55MW).
Đặc biệt, công tác quy hoạch xây dựng được tập trung triển khai, một số đồ án lớn, quan trọng được tập trung chỉ đạo hoàn thành trình phê duyệt, một số khu đô thị mới đã hoàn tất thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư; công tác quản lý trật tự xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật được tăng cường; các dự án nhà ở xã hội tiến độ được đẩy nhanh, diện tích sàn nhà ở đạt 20,5 m2 sàn/người. Giá trị sản xuất ước đạt 7.439 tỷ đồng, tăng 15,5% so cùng kỳ.
Bên cạnh đó, năm 2020 tỉnh Ninh Thuận đã cấp giấy phép cho 1.094 công trình, nhà ở đô thị; Thanh tra 35 công trình, trong đó có 6 công trình vi phạm; Kiểm tra xây dựng 396 trường hợp, trong đó có 205 trường hợp vi phạm, gồm: 92 trường hợp xây dựng sai phép, 6 trường hợp xây dựng không phép và 107 trường hợp vi phạm xây dựng.
Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận cũng đã tiến hành 18 cuộc thanh tra trách nhiệm và 185 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm kiến nghị xử lý, thu hồi và xử phạt vi phạm hành chính 6.963,6 triệu đồng (đã thu hồi 6.351,376.963,6 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 91%); kiến nghị xử lý hành chính, kiểm điểm trách nhiệm 12 tập thể và 36 cá nhân, chuyẻn cơ quan điều tra làm rõ 02 vụ việc (năm trước chuyển sang), kiến nghị khôi phục quyền lợi hợp pháp cho công dân 200 mỏ đất các loại, giao 4 lô đất ở theo diện nhu cầu và 1.641,7 triệu đồng; minh oan cho 19 trường hợp do tố cáo sai.
Về nông nghiệp, đã hoàn thành đưa vào hoạt động nhiều tuyến ống kênh chính hồ chứa nước Tân Mỹ và các kênh nhánh phục vụ kịp thời công tác chống hạn, bảo đảm tổng diện tích gieo trồng 68.600ha, đạt 79,8% kế hoạch. Tuy nhiên, do tình hình hạn hán kéo dài phải tạm dừng hơn 22.874ha gieo trồng và gây thiệt hại 277ha hoa màu.
Tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 16.972 tỷ đồng, tăng 22,55% so cùng kỳ.
Tập trung phát triển công nghiệp năng lượng
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong năm 2020, tỉnh Ninh Thuận cũng lên kế hoạch triển khai Đề án Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, cảng biển, đóng tàu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ; triển khai có hiệu quả các dự án năng lượng đã đưa vào quy hoạch điện VIII với tổng công suất 1.500MW, trong đó phấn đấu vận hành phát điện thương mại khoảng 700MW; xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án động lực ở khu kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là cảng biển tổng hợp Cà Ná, dự án Nhà máy điện khí Cà Ná giai đoạn 1, thủy điện tích năng Bác Ái và hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải để giải tỏa công suất.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp Du Long, Phước Nam, Cà Ná, cụm công nghiệp Quảng Sơn. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân từ 17 - 18%/năm.
Đối với lĩnh vực xây dựng, tỉnh Ninh Thuận tăng cường công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị; hoàn thành phê duyệt các đồ án quy hoạch chuyên đề; triển khai chương trình phát triển đô thị, trọng tâm xây dựng đô thị Phan Rang - Tháp Chàm thành đô thị hiện đại, thông minh, đô thị du lịch và phát triển một số đô thị mới; thực hiện tốt chính sách nhà ở, quan tâm giải quyết nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ.
Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận cũng đang xem xét phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển phía Nam của tỉnh; Kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
Hoàn thành Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng đô thị Cà Ná đến năm 2035, hoàn thành Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Long Thuận Hotel; đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Hôm tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu C - Khu đô thị du lịch biển Bình Sơn; đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (K2); phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu du lịch Bãi Cóc trong, Bãi Cóc ngoài; Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới huyện Ninh Hải.
Kế hoạch năm 2021, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu để tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) đạt 10 - 11%. GRDP bình quân đầu người khoảng 69 - 70 triệu đồng/người… Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 26.500 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn khoảng 3.900 tỷ đồng. Tỷ lệ nghèo đa chiều theo chuẩn mới giảm 1,5 - 2%. Có 61,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.