Phát triển vaccine niêm mạc chống lại virus hợp bào hô hấp

Vaccine cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài nhưng với virus cúm và hợp bào hô hấp (RSV) đặc biệt khó phát triển. Các nhà khoa học Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ đã khám phá đưa ra cách tiếp cận mới - vaccine niêm mạc - để chống lại loại virus này.

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong liên quan đến virus đường hô hấp. Thành công của vaccine chống lại một số virus đường hô hấp như quai bị, sởi và rubella, đã thúc đẩy hy vọng phát triển vaccine chống lại tất cả các virus lây lan qua đường hô hấp không gây nhiễm trùng toàn thân như hợp bào hô hấp.

Tuy nhiên, không giống các loại virus như quai bị, sởi và rubella lan truyền trong máu khắp cơ thể sau quá trình sao chép niêm mạc ban đầu. Cùng với thời gian ủ bệnh dài, điều này dẫn đến việc tạo ra khả năng miễn dịch thích nghi mạnh mẽ, lâu dài.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thời gian ủ bệnh ngắn, gây khó khăn cho việc phát triển vaccine.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thời gian ủ bệnh ngắn, gây khó khăn cho việc phát triển vaccine.

Ngược lại, virus hợp bào hô hấp (RSV) và cúm không gây nhiễm trùng toàn thân trên diện rộng và có thời gian ủ bệnh ngắn, không tạo ra phản ứng miễn dịch thích nghi mạnh mẽ hoặc tồn tại lâu dài. Ngoài ra, những virus này cũng thể hiện khả năng đột biến cao, dẫn đến sự xuất hiện nhanh chóng của các biến thể với tính kháng nguyên thay đổi.

Chính vì vậy, vaccine chống lại virus cúm và hợp bào hô hấp (RSV) đặc biệt khó phát triển. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, sự hiện diện rộng rãi của các bề mặt niêm mạc trong cơ thể con người cho thấy rằng, việc tạo miễn dịch cho niêm mạc là một con đường đầy hứa hẹn để phát triển vaccine chống lại các loại virus này.

Tuy nhiên, để phát triển các loại vaccine này, cần phải lấp đầy những lỗ hổng kiến thức quan trọng bao gồm việc tìm ra các công thức vaccine lý tưởng; xác định liều lượng, tần suất và thời gian và phát triển các kỹ thuật khắc phục tình trạng dung nạp miễn dịch.

GS. TS. Anthony S. Fauci, tác giả nghiên cứu, cho biết: Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi đã giải quyết một cách toàn diện những thách thức trong việc phát triển khả năng miễn dịch bảo vệ lâu dài chống lại các virus đường hô hấp niêm mạc, không gây nhiễm trùng toàn thân. Chúng tôi rất vui mừng và được tiếp thêm động lực để tìm ra những con đường mới ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Các tác giả cũng thảo luận về các hướng và mục tiêu tiềm năng cho việc phát triển vaccine thế hệ tiếp theo và các chính sách y tế công cộng phải được xem xét khi thiết kế các chiến lược tiêm chủng.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Duy Đăng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phat-trien-vaccine-niem-mac-chong-lai-virus-hop-bao-ho-hap-169230116194525148.htm