Phát triển văn hóa xứng tầm, phục vụ tốt nhân dân- Kỳ 2

Kỳ 1: Quan tâm chăm lo phát triển văn hóa

Kỳ 2: Nâng tầm giá trị, lấy người dân làm trung tâm

Với mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Bình Dương đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể để phát triển lĩnh vực văn hóa tương xứng với sự phát triển về kinh tế. Trong đó, tỉnh vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, vừa đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Nhằm “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo tinh thần Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bình Dương đã nghiêm túc triển khai thực hiện nghị quyết và đã đạt kết quả bước đầu. Qua đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam có chuyển biến tích cực.

Các chương trình văn hóa nghệ thuật của tỉnh ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức của các tầng lớp nhân dân

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong “Xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, các hoạt động văn hóa, giáo dục được định hướng đúng đắn, hình thành lối sống và làm việc khoa học, tuân thủ pháp luật, tự hào và tôn vinh các giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương trong mỗi người.

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong “Xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, các hoạt động văn hóa, giáo dục được định hướng đúng đắn, hình thành lối sống và làm việc khoa học, tuân thủ pháp luật, tự hào và tôn vinh các giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương trong mỗi người.

Ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, đài truyền hình, tạp chí, cho thấy công tác tuyên truyền luôn hướng đến việc đề cao tính nhân văn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người; từ đó nhân rộng cái đúng, cái tốt, cái tích cực, đấu tranh phê phán các biểu biện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trái thuần phong, mỹ tục, chống các quan điểm sai trái gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng, phát triển văn hóa và ổn định xã hội. Nhiều hoạt động thiết thực đã góp phần xây dựng con người Việt Nam có tầm, có tâm trong xây dựng và phát triển đất nước.

Ngoài ra, việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nếp sống văn hóa ở nông thôn được triển khai xây dựng với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trong tỉnh đã quán triệt và thống nhất cao về nhận thức; chỉ đạo tổ chức, tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Việc bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa nghiêm túc, đúng tiêu chuẩn và quy trình đã hướng dẫn tại quy chế công nhận các danh hiệu văn hóa, thực hiện theo nguyên tắc công khai dân chủ. Các hộ gia đình và các khu phố, ấp đã tự giám sát lẫn nhau trong quá trình bình xét, chấm điểm. Vì vậy, kết quả công nhận các danh hiệu văn hóa cơ bản phản ánh sát thực tế.

Ông Lê Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết ngân sách dành cho các hoạt động, đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, chế độ ưu đãi, bồi dưỡng diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân cũng được cải thiện theo chiều hướng tăng lên. Các công trình văn hóa được nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới trong và ngoài công lập đãgóp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng, sốlượng vàhiệu quảcủa các hoạt động văn hóa. Hiện sở đang thực hiện rà soát điều chỉnh và hợp nhất các chế độ chính sách để trình UBND tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về chế độ, chính sách hỗ trợ đối với ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

Hướng đến phục vụ người dân

Trao đổi về công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, ông Lê Văn Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết công tác này ngày càng được tỉnh thực hiện có hiệu quả với hình thức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức như: Tổ chức thuyết minh, hướng dẫn phục vụ khách tham quan tại di tích; tổ chức kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam - Ngày về nguồn 23-11; tổ chức kỷ niệm, họp mặt tại các di tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước; phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bình Dương, các địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh; xuất bản các ấn phẩm, phim tư liệu về di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương…

Đặc biệt, UBND tỉnh cũng đã ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn trên cơ sở Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Thông qua công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 2016, “Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thực hiện công tác sưu tầm và tư liệu hóa nhạc lễ Triều Châu của người Hoa ở Bình Dương, tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bình Dương, nghi thức tống phong tại đình thần Chánh Mỹ, nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ tại đền Bảo Hà, lễ hội miếu bà Bình Nhâm ở phường Bình Nhâm (TP. Thuận An).

Ngoài ra, ngành văn hóa còn đạt nhiều kết quả quan trọng qua các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ; xây dựng con người phát triển toàn diện về năng lực, trí tuệ nhân cách; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Việc phát huy truyền thống gia đình trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhân cách con người Việt Nam; công tác phòng, chống bạo lực gia đình đã góp phần nâng cao nhận thức của các gia đình vàcộng đồng vềđường lối, chủtrương của Đảng, pháp luật của Nhànước.

Theo ông Nguyễn Khoa Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ giải pháp xây dựng người Bình Dương với những chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn và hội nhập quốc tế. Để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển lĩnh vực văn hóa, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất; trong đó tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũcán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, mục tiêu của tỉnh là xây dựng được đội ngũcán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của công việc đang đảm trách. (Còn tiếp )

Tỉnh tiếp tục triển khai, xây dựng và nâng cao chất lượng công nhận các danh hiệu: Gia đình văn hóa; khu phố, ấp văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Tỉnh phấn đấu hàng năm có trên 96% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 80% khu phố đạt danh hiệu “Khu phố văn hóa”, 60% ấp đạt danh hiệu “Ấp văn hóa”, 50% khu nhà trọ đạt danh hiệu “Khu nhà trọ văn hóa” vàtrên 96% “Cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa”.

MINH HIẾU

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/phat-trien-van-hoa-xung-tam-phuc-vu-tot-nhan-dan-ky-2-a260350.html