Phát xít Đức mắc lừa dịch bệnh giả, nhiều người Do Thái được cứu sống

Vào mùa Thu năm 1943, một dịch bệnh bí ẩn mang tên 'Hội chứng K' bùng phát ở Rome, Italy. Theo đó, hàng trăm người Do Thái thoát khỏi cuộc diệt chủng của phát xít Đức.

Trong giai đoạn từ năm 1941 - 1945, Hitler và chính quyền Đức quốc xã đã thực hiện cuộc diệt chủng Holocaust. Theo đó, khoảng 6 triệu người Do Thái ở châu Âu bị giết hại một cách tàn bạo. Trong số này, cộng đồng người Do Thái ở Italy cũng trở thành mục tiêu thảm sát của phát xít Đức.

Trong giai đoạn từ năm 1941 - 1945, Hitler và chính quyền Đức quốc xã đã thực hiện cuộc diệt chủng Holocaust. Theo đó, khoảng 6 triệu người Do Thái ở châu Âu bị giết hại một cách tàn bạo. Trong số này, cộng đồng người Do Thái ở Italy cũng trở thành mục tiêu thảm sát của phát xít Đức.

Vào mùa Thu năm 1943, Đức quốc xã bắt giữ và trục xuất hàng chục ngàn người Do Thái tới các trại tập trung. Trong bối cảnh đó, một căn bệnh nguy hiểm, bí ẩn xuất hiện ở thủ đô Rome có tên "Hội chứng K".

Vào mùa Thu năm 1943, Đức quốc xã bắt giữ và trục xuất hàng chục ngàn người Do Thái tới các trại tập trung. Trong bối cảnh đó, một căn bệnh nguy hiểm, bí ẩn xuất hiện ở thủ đô Rome có tên "Hội chứng K".

Bệnh viện Fatebenefratelli nằm trên một hòn đảo bé nhỏ dài 270m giữa sông Tiber ở Rome. Điều hành bệnh viện là Giáo sư Giovanni Borromeo - người đàn ông từng từ chối gia nhập đảng phát xít. Ông đã cùng các bác sĩ biến bệnh viện thành nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái.

Bệnh viện Fatebenefratelli nằm trên một hòn đảo bé nhỏ dài 270m giữa sông Tiber ở Rome. Điều hành bệnh viện là Giáo sư Giovanni Borromeo - người đàn ông từng từ chối gia nhập đảng phát xít. Ông đã cùng các bác sĩ biến bệnh viện thành nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái.

Vì biết binh sĩ Đức quốc xã sẽ lục soát bệnh viện Fatebenefratelli để lùng bắt người Do Thái nên Giáo sư Giovanni cùng các bác sĩ nảy ra một ý tưởng đó là tạo ra dịch bệnh truyền nhiễm giả.

Vì biết binh sĩ Đức quốc xã sẽ lục soát bệnh viện Fatebenefratelli để lùng bắt người Do Thái nên Giáo sư Giovanni cùng các bác sĩ nảy ra một ý tưởng đó là tạo ra dịch bệnh truyền nhiễm giả.

Theo kế hoạch, bệnh viện Fatebenefratelli sẽ tiếp nhận tất cả người Do Thái và làm giả hồ sơ nhập viện của họ là mắc bệnh nguy hiểm chết người và truyền nhiễm mạnh. Căn bệnh đó gọi là “Il Morbo di K” hay còn gọi "Hội chứng K".

Theo kế hoạch, bệnh viện Fatebenefratelli sẽ tiếp nhận tất cả người Do Thái và làm giả hồ sơ nhập viện của họ là mắc bệnh nguy hiểm chết người và truyền nhiễm mạnh. Căn bệnh đó gọi là “Il Morbo di K” hay còn gọi "Hội chứng K".

Các bác sĩ ở bệnh viện Fatebenefratelli có cách riêng để phân biệt bệnh nhân thật và những người Do Thái giả vờ mắc "Hội chứng K".

Các bác sĩ ở bệnh viện Fatebenefratelli có cách riêng để phân biệt bệnh nhân thật và những người Do Thái giả vờ mắc "Hội chứng K".

Đó là việc các y bác sĩ chuẩn bị các phòng bệnh riêng cho người mắc "Hội chứng K". Mỗi người Do Thái đều phải cố diễn tròn vai với các biểu hiện như ho dữ dội, co giật, liệt... khi lính Đức xông vào kiểm tra.

Đó là việc các y bác sĩ chuẩn bị các phòng bệnh riêng cho người mắc "Hội chứng K". Mỗi người Do Thái đều phải cố diễn tròn vai với các biểu hiện như ho dữ dội, co giật, liệt... khi lính Đức xông vào kiểm tra.

Đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện Fatebenefratelli còn khiến lính Đức không dám lại gần bệnh viện khi cảnh báo những bệnh nhân mắc "Hội chứng K" có khả năng truyền nhiễm và tử vong cao.

Đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện Fatebenefratelli còn khiến lính Đức không dám lại gần bệnh viện khi cảnh báo những bệnh nhân mắc "Hội chứng K" có khả năng truyền nhiễm và tử vong cao.

Vì vậy, binh sĩ Đức không dám vào tòa nhà bệnh viện. Nhờ cách này, hàng trăm người Do Thái sau đó được chuyển tới ngôi nhà an toàn quanh thành phố Rome.

Vì vậy, binh sĩ Đức không dám vào tòa nhà bệnh viện. Nhờ cách này, hàng trăm người Do Thái sau đó được chuyển tới ngôi nhà an toàn quanh thành phố Rome.

Dù vậy, đến tháng 5/1944, lính Đức quốc xã vẫn quyết định đột kích bệnh viện Fatebenefratelli. Tuy nhiên, chúng chỉ bắt giữ được 5 người Do Thái đang ẩn náu tại đó. Khoảng một tháng sau đó, Rome và nhiều vùng lãnh thổ ở Italy được quân Đồng minh giải phóng.

Dù vậy, đến tháng 5/1944, lính Đức quốc xã vẫn quyết định đột kích bệnh viện Fatebenefratelli. Tuy nhiên, chúng chỉ bắt giữ được 5 người Do Thái đang ẩn náu tại đó. Khoảng một tháng sau đó, Rome và nhiều vùng lãnh thổ ở Italy được quân Đồng minh giải phóng.

Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

Tâm Anh (theo Amusingplanet)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-xit-duc-mac-lua-dich-benh-gia-nhieu-nguoi-do-thai-duoc-cuu-song-1998487.html