Từ ngày 10/7 - 31/10/1940, phát xít Đức phát động chiến dịch không kích nước Anh và mục tiêu chủ yếu là thủ đô London. Sự kiện này được gọi là Trận chiến nước Anh.
Phát xít Đức muốn giành ưu thế trong cuộc chiến trên không để làm suy yếu sức mạnh quân sự của nước Anh. Từ đây, quân đội của Hitler sẽ có lợi thế trong chiến dịch đổ bộ, xâm lược xứ sở sương mù.
Để đạt được mục tiêu này, không quân phát xít Đức triển khai lực lượng lớn cùng những vũ khí "khủng".
Theo một nghiên cứu, trong Trận chiến nước Anh, Đức phái khoảng 2.550 máy bay ném bom các loại. Trong số này, máy bay thả bom Heinkel He 111 được không quân Đức sử dụng nhiều.
Cùng với đó, không quân Đức thả hàng nghìn tấn bom xuống London và các thành phố khác của Anh.
Trước các cuộc không kích điên cuồng của Đức quốc xã, Anh điều động 1.963 phi cơ bao gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom.
Anh trở thành đối thủ mạnh của Đức bởi sở hữu lực lượng không quân có khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại.
Vì vậy, máy bay của Đức quốc xã ra sức oanh tạc, dội bom dữ dội các mục tiêu quan trọng của Anh nhưng đều bị các tiêm kích Spitfires, Hurricanes.... của chính quyền London khống chế và tiêu diệt thành công.
Theo đó, Hitler và Đức quốc xã không đạt được mục tiêu như dự định. Trái lại, không quân Đức chịu thất bại đầu tiên kể từ Thế chiến 2 nổ ra.
Kết thúc Trận chiến nước Anh, phát xít Đức tổn thất gần 75% tổng số máy bay tham chiến, tương đương 1.977 chiếc bị không quân Anh bắn hạ. Đây là tổn thất lớn của Đức quốc xã, góp phần chặn đứng bước tiến của quân Đức ở mặt trận phía Tây.
Mời độc giả xem video: London vẫn là trung tâm tài chính châu Âu. Nguồn: VTV24
Tâm Anh (theo TTZ)