Phí cảng biển - doanh nghiệp đề xuất giảm gần 95%

Sau hơn 2 tháng thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển và lắng nghe ý kiến của các Hiệp hội, doanh nghiệp, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa đề xuất giảm 50% mức phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa.

Đề xuất giảm 50% phí cảng biển

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng chở bằng đường thủy nhưng nhận được nhiều ý kiến phản hồi cần nghiên cứu phương án giảm thêm. Ở góc độ doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề nghị giảm 94,2% phí hạ tầng cảng biển với hàng chở bằng đường thủy.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải cho hay, đề xuất này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa, giảm dần sự phụ thuộc vào đường bộ. Nếu đề xuất này được Hội đồng nhân dân thông qua thì có thể điều chỉnh từ đầu tháng 7 tới.

Ở góc độ doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề nghị giảm 94,2% thay vì 50% như đề xuất. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đề nghị giảm 94,2% thay vì 50% như đề xuất.

Theo Hiệp hội này, căn cứ pháp lý và thực tiễn của hoạt động vận tải thủy nội địa, các doanh nghiệp sử dụng tổng cộng 21,6 km hạ tầng đường thủy TP.HCM nên đề nghị đóng hơn 5% so với mức phí hiện nay.

Hiện nay, phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu sử dụng 3 tuyến vận tải thủy nội địa đi qua địa bàn của TP.HCM. Trong 3 tuyến vận tải thủy chính trên, phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ sử dụng tổng cộng 21,6 km hạ tầng đường thủy TP.HCM là: Tắc Sông Trà (dài 1,3 km), Rạch Lá (dài 13,9 km) và Rạch Bà Cua (dài 6,4 km).

Dự thảo tờ trình gửi HĐND TP.HCM cũng cho biết, Sở Giao thông Vận tải đã nêu hạ tầng kết nối cảng biển TP.HCM bao gồm 361,25 km (trong đó 185 km đường thủy và 176,25 km đường bộ).

Mặt khác, vận tải đường thủy nội địa chỉ sử dụng 21,6 km (chiếm tỷ trọng 5,98%) trong tổng số 361,25 km hạ tầng kết nối đến cảng biển của thành phố. Như vậy, mức giảm phí đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa phải là 94,02% mới đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Phí, lệ phí và mức độ sử dụng của vận tải đường thủy nội địa.

Vẫn mong muốn... giảm phí

Ở Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, lượng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực TP.HCM đã suy giảm trong tháng 4,5/2022 so với cùng kỳ năm 2021 (kể từ khi chính thức triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM).

Chính vì thế, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cũng đề nghị Sở Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh mức thu phí theo hướng giảm thêm đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được vận chuyển bằng đường thủy nội địa để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hạ tầng này, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định hoạt động trong giai đoạn hiện nay.

Cảng vụ Hàng hải TP.HCM nhận định: “Việc khuyến khích các doanh nghiệp vận tải thay đổi tập quán sử dụng phương tiện vận tải đường bộ sang phương tiện vận tải đường thủy, giảm áp lực lên kết cấu hạ tầng giao thông của TP.HCM, kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường tại các khu vực xung quanh các kho bãi, cảng”.

Song song đó, tình hình giá dầu thế giới hiện nay đang tăng cao, diễn biến phức tạp, là một khó khăn lớn cho sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xem xét của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM về đề xuất giảm tối đa chi phí vận tải thủy đối với hàng hóa xuất nhập khẩu rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện tại.

Theo dự thảo tờ trình gửi HĐND TP.HCM, Sở Giao thông vận tải đã nêu hạ tầng kết nối cảng biển TP.HCM bao gồm 361,25 km (trong đó 185 km đường thủy và 176,25 km đường bộ).

Tuy nhiên vận tải đường thủy nội địa chỉ sử dụng 21,6 km (chiếm tỷ trọng 5,98%) trong tổng số 361,25 km hạ tầng kết nối đến cảng biển của thành phố. Như vậy, mức giảm phí đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa phải là 94,02% mới đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Phí, lệ phí và mức độ sử dụng của vận tải đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó, tình hình giá dầu thế giới hiện nay đang tăng cao, diễn biến phức tạp, là một khó khăn rất lớn cho sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xem xét của Sở Giao thông vận tải TP.HCM về đề xuất giảm tối đa chi phí vận tải thủy đối với hàng hóa xuất nhập khẩu rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện tại.

Bùi Hằng

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/phi-cang-bien-doanh-nghiep-de-xuat-giam-gan-95-68244.html