Phi cơ Beriev A-60 Liên Xô diệt khinh khí cầu do thám bằng vũ khí laser

Liên Xô phát triển phi cơ Beriev A-60 với vũ khí laser trang bị ở mũi máy bay, làm nhiệm vụ tiêu diệt các khinh khí cầu do thám của đối phương.

Lực lượng phòng không Liên Xô từng phát hiện hơn 4.000 khinh khí cầu của đối phương trong không phận vào giai đoạn 1956-1977. Một số khí cầu đã bay vào sâu trong lãnh thổ nước này, trong khi các vũ khí hiện tại lúc đó lại không đủ sức tiêu diệt chúng.

Lực lượng phòng không Liên Xô từng phát hiện hơn 4.000 khinh khí cầu của đối phương trong không phận vào giai đoạn 1956-1977. Một số khí cầu đã bay vào sâu trong lãnh thổ nước này, trong khi các vũ khí hiện tại lúc đó lại không đủ sức tiêu diệt chúng.

Chính vì thế Liên Xô đã khởi động quá trình phát triển máy bay đánh chặn khí cầu tầm cao vào đầu thập niên 1970.

Chính vì thế Liên Xô đã khởi động quá trình phát triển máy bay đánh chặn khí cầu tầm cao vào đầu thập niên 1970.

Khí cầu do thám thường có diện tích phản xạ radar rất nhỏ. Điều đó khiến mẫu phi cơ "sát thủ khí cầu" cần được trang bị cảm biến quang - điện tử và vũ khí khác biệt để có thể dễ dàng phá hủy chúng.

Khí cầu do thám thường có diện tích phản xạ radar rất nhỏ. Điều đó khiến mẫu phi cơ "sát thủ khí cầu" cần được trang bị cảm biến quang - điện tử và vũ khí khác biệt để có thể dễ dàng phá hủy chúng.

Dự án đầu tiên được Liên Xô lựa chọn là Myasishchev M-17 do nhóm của Vladimir Myasishchev thiết kế với chuyến bay đầu tiên vào năm 1978.

Dự án đầu tiên được Liên Xô lựa chọn là Myasishchev M-17 do nhóm của Vladimir Myasishchev thiết kế với chuyến bay đầu tiên vào năm 1978.

Dự án vũ khí diệt khí cầu đầu tiên được Liên Xô lựa chọn là máy bay Myasishchev M-17 do nhóm của Vladimir Myasishchev thiết kế trang bị pháo 23mm với loại đạn đặc biệt.

Nhưng những vấn đề kỹ thuật phát sinh với dòng máy bay M-17 khiến Liên Xô phải phát triển một loại máy bay mới khác biệt hoàn toàn, đó là phi cơ Beriev A-60.

Máy bay A-60 do Phòng thiết kế Beriev phát triển, được hoán cải từ vận tải cơ Il-76MD.

Máy bay A-60 do Phòng thiết kế Beriev phát triển, được hoán cải từ vận tải cơ Il-76MD.

Loại máy bay này mang theo tổ hợp vũ khí pháo laser chuyên đối phó khí cầu tầm cao.

Loại máy bay này mang theo tổ hợp vũ khí pháo laser chuyên đối phó khí cầu tầm cao.

Nguyên mẫu đầu tiên mang tên mã Izdeliye 1A thực hiện chuyến bay thử ngày 19/8/1981.

Nguyên mẫu đầu tiên mang tên mã Izdeliye 1A thực hiện chuyến bay thử ngày 19/8/1981.

Máy phát laser được đặt trong khoang hàng, còn hệ thống gương phản chiếu được đặt trong khoang kín trên lưng máy bay.

Máy phát laser được đặt trong khoang hàng, còn hệ thống gương phản chiếu được đặt trong khoang kín trên lưng máy bay.

Pháo laser của A-60 có tầm bắn khoảng 40 km và có thể chiếu tia liên tục trong 50 giây

Pháo laser của A-60 có tầm bắn khoảng 40 km và có thể chiếu tia liên tục trong 50 giây

Hệ thống dẫn bắn gồm radar Ladoga-3 với đĩa thu phát đường kính 1,5 m lắp ở mũi máy bay.

Hệ thống dẫn bắn gồm radar Ladoga-3 với đĩa thu phát đường kính 1,5 m lắp ở mũi máy bay.

Tổ hợp chiếu xạ mục tiêu bằng laser, cho phép phát hiện và bám bắt khí cầu ở khoảng cách tối đa 70 km.

Tổ hợp chiếu xạ mục tiêu bằng laser, cho phép phát hiện và bám bắt khí cầu ở khoảng cách tối đa 70 km.

Ngày 27/4/1984, máy bay A-60 hoạt động ở độ cao 10 km đã bắn hỏng khí cầu ở khu vực cách thủ đô Moskva khoảng 700 km.

Ngày 27/4/1984, máy bay A-60 hoạt động ở độ cao 10 km đã bắn hỏng khí cầu ở khu vực cách thủ đô Moskva khoảng 700 km.

Tuy nhiên, máy bay này bị cháy trong sự cố ở sân bay Chkalovsky năm 1988.

Tuy nhiên, máy bay này bị cháy trong sự cố ở sân bay Chkalovsky năm 1988.

Nguyên mẫu thứ hai mang tên bắt đầu thử nghiệm từ giữa năm 1991, nhưng quá trình này chấm dứt sau đó hai năm do thiếu kinh phí.

Nguyên mẫu thứ hai mang tên bắt đầu thử nghiệm từ giữa năm 1991, nhưng quá trình này chấm dứt sau đó hai năm do thiếu kinh phí.

Dự án Myasishchev M-17 và Beriev A-60 đều chấm dứt đột ngột, trước khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc.

Không quân Liên Xô không còn tỏ ra hứng thú với máy bay "sát thủ khí cầu" trong nửa sau thập niên 1980, do khí cầu Mỹ và đồng minh ngày càng ít xuất hiện.

Một trong những cuộc chạm trán cuối cùng diễn ra ngày 3/9/1990, khi tiêm kích Su-15TM bắn rơi khí cầu trôi nổi ở độ cao hơn 12 km gần thành phố Murmansk.

Một trong những cuộc chạm trán cuối cùng diễn ra ngày 3/9/1990, khi tiêm kích Su-15TM bắn rơi khí cầu trôi nổi ở độ cao hơn 12 km gần thành phố Murmansk.

Sau này, dự án A-60 được tái khởi động cuối năm 2002, nhằm mục đích phát triển vũ khí laser trên không để "chọc mù" cảm biến quang học và hồng ngoại trên vệ tinh do thám của đối thủ.

Sau này, dự án A-60 được tái khởi động cuối năm 2002, nhằm mục đích phát triển vũ khí laser trên không để "chọc mù" cảm biến quang học và hồng ngoại trên vệ tinh do thám của đối thủ.

Tuy nhiên, cuối cùng dự án cũng đã bị âm thầm đóng lại do thiếu kinh phí và các yếu tố kỹ thuật liên quan vẫn chưa thể tìm ra giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Tuy nhiên, cuối cùng dự án cũng đã bị âm thầm đóng lại do thiếu kinh phí và các yếu tố kỹ thuật liên quan vẫn chưa thể tìm ra giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phi-co-beriev-a-60-lien-xo-diet-khinh-khi-cau-do-tham-bang-vu-khi-laser-post531705.antd